HỎI ĐÁP, KINH NGHIỆM TRỒNG NẤM
I. HỎI ĐÁP 1: (nấm mực, rệp, mạt, trứng ruồi)
Hoangthuy.ts49
Chào các bác, Em đang trồng thử 100 bịch nấm sò. Quá trình trồng thì đúng kỹ thuật, nấm cũng lên chỉ có điều lên không hết. Một số bịch nhiễm nấm rơm, ở quê em gọi là nấm rơm chứ thực sự em không biết nấm gì. Lúc mới lên nó màu xám và cục như nấm rơm, sau vài giờ nó bung ra, đỉnh nấm có màu đen. Các bác xem giúp em chứ những bịch có nấm này thì nấm sò rất khó lên, nếu lên được thì cũng lèo tèo vài cọng. Em xin cảm ơn.

------------------------
Hoangkhoi1986
Cái đó không phải nấm rơm, lúc nhỏ nó lú lên thì rất giống nấm rơm nhưng chân nấm rất dài, và sau khi nở thì rất hôi, bào tử nó màu đen thui. Cái này là do bạn hấp bịch không đủ nhiệt độ, cũng có thể do bịch lủng hoặc trong quá trình cấy meo không vệ sinh nên bị nhiễm trùng, cũng có thể meo nấm đã nhiễm sẵn. Đừng có tưởng nó là nấm rơm mà đem đi nấu ăn nha, mình không chịu trách nhiệm đâu và có thể người bảo bạn đó là nấm rơm cũng không thể chịu trách nhiệm vì lúc đó bạn đã dính chưởng mất rồi.
------------------------
Hoangthuy.ts49
Mình có thể đảm bảo là rơm đã ủ rất kỹ. Không phải bịch nào cũng lên. Những bịch nấm sò lan ra hết thì không thấy, những bịch nấm sò lan ít hoặc chậm la nó lên như điên. Mình ươm sợi 20 ngày đã thấy nó, không biết làm sao.
Bạn có biết đó là nấm gì không?

------------------------
Quân Tử
Đó là nấm gió hay còn gọi là nấm mực, thuộc chi Coprinus. Nấm này hay mọc trên rơm và mọc rất nhanh. Lúc đầu có nụ tròn nhỏ, tưởng nụ nấm rơm nhưng đến khi nó mọc giò thì, hỡi ơi.
------------------------
hoangkhoi1986
Đồng ý là rơm bạn ủ rất kỹ, nhưng bào tử nấm trong không khí có khá nhiều, cho dù nơi bạn ở chưa trồng nấm bao giờ, khi nấm sò phát triển thì môi trường bị nó ăn kín hết nên nấm dại không có chỗ để mọc, nhưng những chỗ nấm sò không phát triển được thì nấm dại sẽ mọc lên nhanh thôi, đặc biệt là loại nấm mực này. Nói ví von thì như thế này, khi bạn trồng nấm, bạn tạo một môi trường giá thể với độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng tốt nhất, và sạch khuẩn, như một môi trường "trắng" và sau đó bạn sẽ đưa mầm mống của loại nấm mà bạn muốn trồng vào đó, nó giống như việc bạn xây một khu phố đẹp đẽ đầy đủ tiện nghi cho dân cư tới ở, nhưng khi dân tới ở chưa kín và chính quyền chưa theo kịp để quản lý thì sẽ nảy sinh tệ nạn, giang hồ tùm lum. Đơn giản vậy cho bạn dễ hiểu, cách phân biệt cũng dễ thôi, nấm này lúc nhỏ xíu rất giống nấm rơm nhưng bạn thử nhổ vài cây lên là biết liền, chân nấm nó dài ngoằng à, và nó phát triển thì nhanh cực kỳ luôn, còn vấn đề này mình thắc mắc, đó là bạn trồng nấm sò bằng rơm à, theo kinh nghiệm của mình thì nấm sò trồng bằng rơm không tốt bằng trồng trên mùn cưa, nhưng mà mùn cưa đã trồng nấm mèo rồi thì trồng nấm sò mới lên, nếu bạn mua mùn cưa mới tinh rồi đem vô bịch đi hấp rồi trồng mà nó không lên thì mình không chịu trách nhiệm đâu nha,hihi
------------------------
D32a1994
Cái loại nấm bạn chụp ảnh đưa lên không ăn được đâu, vị không ngon và ăn vào có thể bị ngộ động đó, quê mình sau mùa rơm rạ ngoài đồng người ta không đem về, mưa xuống vài cây rơm mục ra thì loại nấm này hay mọc lên vậy, tên nó không hay chút nào, quê mình gọi là nấm cứt chó.
----------------
Duimoc
Trường hợp của bạn có thể xử lý cho những lần sau như thế này:
1. Diệt triệt để được tới 99% (có thể đến 100%):
- Chuẩn bị:
+ Nồi hấp: có thể dùng thùng phuy thay thế. điều kiện hấp bịch: 121 độ C - 20 phút
(http://vi.mushclubvn.com/files/imagecache/Large/images/autoclave-for-otr-tyres-orbit-system.jpg
+ Nếu không có áp lực thì đun liên tục khoảng 12h
+ Tủ cấy vi sinh: Loại dùng phòng lab:
http://www.tranvucorp.com/images/shop/untitled-1.jpg
+ Loại tự chế: làm một cái hộp gỗ, gần giống như trên + một đèn UV
+ Phòng Lab đơn giản: một buồng quây bằng bạt, gắn một đèn UV 60W, khử trùng buồng bằng đèn UV, đốt và xông lưu huỳnh (bột diêm sinh)
- Cụ thể bạn xem tài liệu tại đây:
http://www.mediafire.com/download/oa2rsmyxizilba6/32-Trong+va+nhan+giong+nam.rar
2. Trồng gần với tự nhiên - cái này giống như cạnh tranh sinh học, bạn càng có kinh nghiệm thì tỉ lệ thành công càng cao. Việc nói và mô tả rất khó, và cũng tùy điều kiện tùng nơi rồi điều chỉnh cụ thể. Bạn nên tham quan, nghe ngóng nhiều rồi tụ rút kinh nghiệm cho mình. Thất bại cua ông hàng xóm là bài học quý với mình.
- Chọn nguyên liệu mới, sạch
- Trước khi ủ - ngâm và đảo đều cho thấm đủ nước vôi
- Khi ủ đảm bảo đống ủ đạt được nhiệt độ 70 độ C, thoát nước tốt, đảo lại 1-2 lần
- Khu vực cấy giống sạch, dụng cụ cấy giống, chứa giống sạch ...
- Sau khi rạch, chỉ tưới xuống nền. 2-3 ngày sau mới tưới đều. Hạt nước càng bé càng tốt
- Trong quá trình nuôi trồng: hạn chế để bị sốc nhiệt sốc độ ẩm
(trên là theo kỹ thuật còn ý kiến riêng của mình Bạn làm có 100 bịch lượng nguyên liệu ấy khi ủ đống chắc chắn không đảm bảo yêu cầu; nếu được khoảng 70% trở lên là may mắn thôi.)
Trồng nấm còn mệt hơn cả nuôi tằm vậy.
Các bạn Thailand, Philipin ... họ nhúng cả bó rơm vào nước nóng; hoặc làm nhà giàn rồi khử trùng cả nhà (1)
Nguyên liệu bổ xung nhiều thành phần (2)
Họ mở rất nhiều lớp tập huấn, học mới, bổ xung kỹ thuật và trao đổi kinh nghiệm, chấp nhận đầu tư để có thực phẩm hợp lý (3)
(1), (2), (3) -> nấm của họ đẹp, ngon và thân thiện.
Link Tài liệu trồng và nhân giống nấm
---------------
Tubeo
Chào bạn hoangthuy.ts49,
-Tubeo làm nấm bào ngư từ rơm ủ như bạn hoangthuy.ts49 theo đúng clips hướng dẫn: rơm ủ chuyển sang màu nâu cánh gián, vắt rơm nước không nhỏ giọt; nhưng sau khoảng thời gian tơ ăn lan 2 tuần chỉ xuất hiện nấm dại mọc rất dài bò trong túi rơm. Bạn hoangthuy.ts49 có thể chia sẽ cụ thể hơn trong 2 trường hợp đã bị hỏng, cách bạn ủ rơm như thế nào? bao nhiêu ngày? nhiệt độ ủ có lên 70 độ C, độ ẩm kiểm tra thế nào? bạn có phơi nắng rơm ủ không? số lượng meo bỏ cho mỗi túi 2,5 kg là bao nhiêu?
---------------
hoangthuy.ts49
a) Lần đầu tên làm nấm sò độ ẩm tôi làm cao quá
b) Lần thứ 2, nấm mực mọc như mưa
Chào bạn, Sau một thời gian mày mò học hỏi anh em, tôi thấy cách làm của mình chưa được
- Lượng rơm tôi ủ chưa đủ 300kg, tôi làm 100 bịch, mỗi bịch 1,5kg (bao 25x35).
- Chỗ trồng nấm của tôi gần chuồng gà => mạt nhiều, dòi trong nấm cũng nhiều.
- Giống tôi mua già, ở ngoài đã lên 1 lớp dày.
- Chỗ cấy nấm của tôi gió lồng lộng. Sau hơn 1 tháng ra nấm, các bịch nấm của tôi đã bắt đầu xuống cấp, nếu tính cho hết thì lượng nấm chỉ bằng 20% lượng rơm, buồn..
6/5/13
---
Quân Tử
Hôm nay mới trả lời được đây. Ở đây theo mô tả của bạn là có 2 loại, rệp và dòi. Sở dĩ hỏi là vì cách dùng từ ở miền Nam và miền Bắc có thể khác nhau thành ra mạt có thể không phải là mạt.... Trong miền Nam, con mạt là khủng khiếp, đốt trại không phải là đùa vì nếu muốn diệt sạch chỉ có cách đó. Tất nhiên, về thực tế không ai đốt cả trại. nhưng từng phần thì có. Mô tả của bạn về con rệp thì có thể là con mạt trong này (không phải mạt gà). Nó còn gọi là Mites, một con thuộc lớp nhện, rất nhỏ, phải dùng kính hiển vi mới thấy được. Vì vậy nếu thấy được bằng mắt thường thì không phải là nó. Con này chuyên ăn tơ nấm mèo, sinh sản dạng bọc trứng và bọc trứng lớn dần cho đến khi ta thấy được bằng mắt thường, to khoảng 3-5 li, hiện diện đầy ở cổ và vai bịch nấm như trứng cá. Úi chào, lúc đó mà ấn tay vào nó sẽ bể lép bép nghe rất vui tai. Nhưng cứ 1 trứng là 300 con mạt con chui ra. hàng ngàn trứng là....... và dĩ nhiên không chỉ có 1 bịch bị. Thường rất nhiều bịch bị. Chỉ trong vòng 1, 2 tháng là cả trại bị. Không đốt chứ làm gì? Nó ăn sạch tơ. Và vì tiếc của, đương nhiên, người trồng nấm xổ ra, trộn lại, hấp lại và trồng lại. Lại một thế hệ mới của chúng ra đời tiếp. Bởi vì chúng rất nhỏ, sống rất dai, bám mọi xó xỉnh của nhà trồng, của nơi chứa mạt cưa. Vui thì bò, buồn thì theo gió, theo những gót chân hồng của người chăm sóc, theo tà áo của những người xổ bịch, người cấy. Tóm lại là theo tất tần tật. Ngoài ra một tác nhân chính góp phần vào việc lây lan là xe đổ mạt cưa. Đổ ở 1 nơi bị bệnh là nó sẽ theo đến nơi khác. Đây là trường hợp bất khả kháng, vì vậy cả vùng sẽ bị bệnh sau khi một trại bị. Chuyện này xảy ra hàng 20 năm rồi. Vùng Long Khánh, thủ phủ nấm mèo VN là bị nặng nhất và đành sống chung với nó. Chẳng có cách gì diệt hết. Vì vậy, nhiều người bỏ lên Bảo Lộc để trồng. hy vọng thoát nó. Con mạt. Nghe tên là muốn mạt rồi. Ngoài ra, ấu trùng bạn nói của 1 loại ruồi đỏ. Thật ra tớ cũng chưa thấy con ruồi này, có thể là một dạng không hoàn chỉnh. Chỉ thấy dòi màu cam, lúc nhúc ăn tơ nấm và khi sinh sản nó sẽ bò ra ngoài miệng bịch nấm thành một đám, theo dòng nước tuới, rơi từ bịch trên xuống bịch dưới và cứ thế mà lây, hại các bịch nấm còn tơ. Tóm lại những địch hại khi ta thấy bằng mắt thường là nó đã sinh sản vô số rồi. Vì vậy vẫn là phòng bệnh hơn trừ bệnh. Còn khi có bệnh chỉ có đốt từng bịch nấm bệnh hoặc chôn xuống đất, rắc vôi. Tiếc của làm lại, hư càng nhiều hơn. He he, mệt quá để lúc khác viết tiếp.
19/5/13
---
lehiep9999
Không còn cách nào diệt nó hả Bác Quân Tử.
---
He he, diệt thì có cách, toàn phun thuốc diệt nhện. Nhưng vấn đề là không thấy nó bằng mắt thường. Nó sống rất dai, chổ nào cũng bám được. Bay theo gió... Còn các trại nấm thì không bao giờ giữ vệ sinh tốt được, nên nó luôn đợi cơ hội để ra tay. Túm lại bao giờ cũng vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phòng bệnh triệt để mới giảm thiểu mức độ thiệt hại, nếu có.Bệnh mà đã thấy bằng mắt thường là ôi thôi, ai tai. Cũng có 1 cách hiện một số trại nấm lớn đang làm là nếu bán bịch phôi là chỉ bán bịch phôi. Tuyệt đối không trồng. Người trồng là chỉ có trồng ở nơi khác. Vì vậy nếu khâu làm bịch phôi vệ sinh tốt. Khâu trồng vệ sinh tốt thì có khả năng giảm được thiệt hại do mạt.
22/7/13
---
lehiep9999
Ta phòng ngừa theo kiểu: xông trại (formandehit + thuốc tím), phun thuốc khử trùng trại, phun thuốc khi treo bịch phôi, gần rạch bịch phôi thì sẽ giảm bớt mạt trên nấm mèo. Nhưng lặp đi lặp lại các mùa vụ thì em nghĩ nó lờn thuốc mất thôi.
---
Quân tử
Còn về để formaldehid và thuốc tím để khử trùng là chỉ làm ở phòng thí nghiệm thôi nhé. Diện tích nhỏ, dễ đóng kín. Diệt nấm mốc và bào tử nấm mốc. Sau đó phải dùng ammoniac trung hòa. Còn ở những nhà nấm, trại nấm phải dùng cách khác. Dùng cách này hiệu quả không cao và chi phí cao. Có thể kể: Dùng vôi rắc nền, phun thuốc trừ sâu, trừ nấm bệnh trên vách hoặc dưới nền. Tất nhiên dùng thuốc có độ tồn lưu nhanh, ít độc với động vật máu nóng. Những thuốc có trong danh mục của Bộ Nông nghiệp. Còn thì là những biện pháp phòng như tớ đã nói.
---
Dfruit
Đúng như Bạn Quân tử đã nêu trên, lĩnh vực trồng nấm mèo ở nước ta, theo mình đã đi quan sát nhiều địa phương thì theo thói quen và truyền thống, hầu hết là lắp dựng nhà hở, không có phủ bạt che kín do vậy không thể sử dụng giải pháp xông hơi khử trùng trên vì khi chất khí diệt khuẩn bốc hơi lên thì thoát ra ngoài rất nhanh chóng không có tác dụng gì cả. Như mình đã nêu ở các bài trước , hổn hợp formaldehid và thuốc tím trong lĩnh vực canh tác Nấm trong nhà bảo vệ ở toàn TQ là gần như bắt buộc bởi tính chuyên nghiệp của họ, và quy trình này đã hoàn thiện từ vài chục năm rồi, vã lại hổn hợp này vừa rẻ tiền lại hiệu quả cao (50 mét vuông đặt 1 phát thải : 10ml fomandehit + 5g thuốc tím ).
- Trồng nấm mèo nói riêng và các chủng loại nấm ăn nói chung hầu như không cần ánh sáng trực tiếp , với ánh sáng khuyết tán yếu (khoảng 500 plus), dễ hình thành primordia và tai nấm trưởng thành sẽ dày hơn. (ít chứ không phải không cần ánh sáng nhé các bạn, trên tấm bạt phủ khoét vài lổ bên hông có kim gài hoặc phec ma tuya đóng mở để thông gió và đưa ánh sáng vào, ban đêm cần mở 1 - 2 bóng đèn compact nhỏ)
- Nhà che bạt kín sẽ giử được độ ẩm (hạn chế bay hơi nước), và nhiệt độ ổn định hơn
- Nhà che bạt kín hạn chế nhiều sự xâm nhập của côn trùng, bào tử nấm dại lan truyền qua gió bụi bên ngoài (sau khi đã được xông hơi, khử trùng)
- Nhà che bạt kín mới phát huy hết được vai trò của hệ thống kiểm soát: độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, nồng độ CO2 ... có thể giúp tăng năng xuất đồng thời có thể canh tác được quanh năm.
Với dàn khung cột kèo có sẵn theo mình nghỉ đầu tư thêm những tấm bạt tối che phủ cũng không đắt lắm 5 - 8 ngàn/m2 , và có thể sử dụng đến 2 - 3 năm. Đây cũng có thể là một mô hình nhà trồng nấm kiếu mới mà chúng ta cần học hỏi và khảo nghiệm thử hy vọng có thể giúp cải thiện thêm thời vụ và năng suất cho các khu vực canh tác truyền thống.
Thông tin thêm cho các Bạn : Chất xông khói khử trùng hiện nay tại TQ đã phát triển thêm dạng túi bột tiện dụng hơn có thể thay thế Formaldehyde , thuốc tim (kali permanganat). Mình thấy trong phim tư liệu họ chỉ cần đốt một góc túi nhỏ rồi tắt lửa là khói lan tỏa nhanh ra toàn khu vực . Đóng cửa xông khói trong 8 tiếng và mở cửa thông hơi 24 tiếng. Ngoài lĩnh vực xông khói khử trùng nhà Nấm, chúng còn được sử dụng vệ sinh khử trùng trong chăn nuôi chuồng trại, kho chứa lương thực ...
25/7/13
II. HỎI ĐÁP 2: (cơ chất)
Nguyenthetrung27
Tại sao trồng nấm sò trồng bằng rơm không tốt bằng trồng trên mùn cưa, nhưng mà mùn cưa đã trồng nấm mèo rồi thì trồng nấm sò mới lên?
---------------------
Hoangkhoi1986
Kinh nghiệm hơn ba năm trồng nấm của mình, nấm sò trồng bằng rơm thời gian thu hoạch ngắn hơn trồng bằng mùn cưa cao su, đối với bịch loại nhỏ, cơ chất đầy đủ và mùn cưa đủ chất lượng thì thu hoạch liên tục khoảng 4 tháng, đối với bịch gối ôm thì thu hoạch khoảng 6 - 7 tháng.
Còn vấn đề này nữa, nếu bạn hấp quá kỹ thì cũng rất dễ hư bịch đấy, không biết giải thích trên phương diện khoa học như thế nào, nhưng kinh nghiệm là vậy, nấm sò trên sách vở nói hấp bịch là phải 100 độ, nhưng kinh nghiệm của mình thì lại khác hoàn toàn, hấp với nhiệt độ khoảng 85 - 90 là tốt nhất, hấp tới 100 độ thì bịch bị dính lại, lúc lấy ra lò khá lâu và mất thời gian, cái nữa là mình thấy lò nào mà hấp tới 100 độ luôn thì sau đó để nguội cấy meo tỉ lệ hư nhiều hơn là những lò hấp khoảng 90 độ thôi (lưu ý, cái này chỉ là kinh nghiệm cá nhân đối với vùng của mình, mình không khuyến khích cũng như không bắt buộc bạn theo, vì vậy chỉ tham khảo thôi). Khi trộn cơ chất để ủ thì nếu bạn trộn ướt quá thì khi hấp bịch sẽ bị dư nước và sau khi ra lò nước đọng dưới đáy bịch, rất dễ hư, và ngay cả khi bạn cấy meo, dù meo rất mạnh cũng không ăn được phần đọng nước này, riêng đối với loại bịch gối ôm thì không có tình trạng này, nhưng có một mẹo nhỏ, nếu bạn không biết cách thì khi hấp xong toàn bộ miệng bịch gối ôm sẽ bị bung hết dây cột ra và khi mở cửa lò thì vi khuẩn ập vào, thế là công công cốc, (cái này thì không chỉ được, để bạn tự làm rồi rút kinh nghiệm thôi, chứ chỉ lên đây mấy ông công ty tư vấn cứ lấy kiến thức rồi đi tư vấn lấy tiền bà con nông dân, ghét lắm) nếu bạn trộn quá nhiều phân thì sẽ xảy ra tình trạng "phỏng meo", không biết nói thế nào gọi tạm vậy, đó là tình trạng cơ chất có quá nhiều phân hoá học, khi hấp xong, cho dù mọi tiêu chuẩn đều đạt, từ độ vô trùng cho tới độ ẩm, nhiệt độ đều hoàn hảo, nhưng mà meo không ra được, mình hay gọi là meo bị phỏng rồi.
------------------------
Hoangthuy.ts49
Giống nấm em mua ở sở khoa học tỉnh. Em làm nấm bằng giá thể là rơm, không hấp khử trùng chỉ ủ với vôi. Các bác cho em hỏi có cách ủ rơm nào khác cách thông thường không?

---------------------
Hoangkhoi1986
Bởi vậy thực tiễn có những thứ rất lạ mà sách vở không nói hoặc nói rất ít. Mình hỏi thật nhé, trước giờ bạn trồng nấm sò bao lâu rồi, thực sự thì bịch trồng nấm mèo sau khi thu hoạch rồi, người ta mua về xay ra cho nhuyễn, cào bỏ nilong đi, sau đó lấy mùn cưa đó ủ vôi, bổ sung cám gạo, cám bắp, phân bón, nước rồi ủ, sau đó vô bịch và hấp, sau khi hấp rồi thí cấy meo, nấm lên tuyệt vời luôn, còn bạn thử mua mùn cưa cao su mới tinh về trộn đầy đủ rồi hấp rồi cấy meo xem, thử coi tỉ lệ được bao nhiêu phần trăm và ra nấm thế nào, mùn cưa mới thì trồng nấm đông cô rất tốt, còn trồng nấm sò thì hơi ẹ đấy, nếu không muốn nói là quá tệ. À quên nữa, các loại mùn cưa của các loại gỗ có tinh dầu như tràm, thông bạn đừng có dại mà mua về trồng nấm nhé, bán nhà và bán lúa giống luôn đấy.
------------------
Hoangthuy.ts49
Mình trồng nấm sò cũng được vài tháng rồi. Lần đầu tiên làm mà. có khi nào mình ủ rơm không kỹ không? Bạn Hoangkhoi1986 trồng nấm sò bằng gì? Ở đây mình không mua được mùn cưa cao su mà có cũng khó làm trong khi rơm ở chỗ mình thì nhiều vô kể.

III. HỎI ĐÁP 3: (đông cô)
------------------
Quân tử:
He he, nổ banh xác. Bao giờ cũng vậy, trồng nấm bào ngư, nấm mèo, linh chi đều phải dùng mạt cưa mới vì đó là nguồn cellulose chủ yếu cho nấm mọc. Thật ra, đó là nguồn cung cấp carbon. Sau khi trồng rồi có thể dùng bã của nó trồng nấm rơm vì nấm rơm có hệ men phân giải cellulose yếu nên phải cần dùng những nguyên liệu đã được phân giải hoặc ủ cho hoai. Câu trả lời của bạn sai nhiều chổ: mua bịch đã trồng nấm mèo về xay nhuyễn sau đó bỏ nilon. Đã xay nhuyễn thì nilon cũng nhuyễn rồi, bỏ bằng cách nào? Trộn cám gạo, cám bắp, phân thì tỉ lệ bao nhiêu? giá thành đội lên bao nhiêu? năng suất nấm là bao nhiêu? Để biết có nên làm không? Hàng chữ tớ bôi đen thì lấy từ thông tin nào? số liệu cụ thể? Ở đâu làm rồi? He he.

------------------
Hoangkhoi1986
Này bạn Quân tử, mình không biết bạn trồng nấm sò bao giờ chưa, hay là chỉ đọc trên sách vở, thực sự trồng nấm sò (hay còn gọi là bào ngư) thì mùn cưa mới trồng rất khó lên, meo rất khó bắt, còn mùn cưa đã qua trồng nấm mèo rồi đem làm nấm bào ngư thì rất tốt, lên rất đều và đẹp, meo bắt trong vòng khoảng 30 ngày là rạch bị được rồi, nếu bạn muốn chứng thực thì có thể tới những khu vực trồng nấm mèo nổi tiếng của Đồng Nai mà hỏi, bây giờ dưới đó người ta trồng nấm bào ngư rất nhiều đấy, và thiếu mùn cưa cũ nên phải mua ngược từ trên này chở về lại dưới đó đấy, làm cho giá một xe mùn cưa cỡ nhỏ (loại xe 2,4 tấn) từ 600 ngàn lên tới gần 3 triệu một xe đó, lúc cao điểm có khi lên tới 3,2 triệu một xe. Nếu bạn vẫn không tin thì lên đây mình dẫn bạn đi giáp vòng các trại nấm trên này, không có trại nào dùng bào ngư mà làm toàn bằng mùn cưa mới cả, làm thế có mà húp cháo luôn. Hồi trước người ta thỉnh thoảng còn trộn mùn cưa mới vào nhưng tỉ lệ thường không quá 20% trên tổng số. Còn hàng chữ bôi đen chính mình đã làm rồi, đã thử nghiệm rồi, đã trồng đông cô rồi, nghe những câu hỏi của bạn là biết bạn chưa từng trồng nấm bao giờ rồi, vì người trồng nấm rồi người ta sẽ tự biết tỉ lệ trộn bao nhiêu, con số thường không cố định như trong sách vở vì còn tuỳ vào chất lượng mùn cưa từng đợt nữa, nếu bạn muốn thảo luận nữa thì đưa ra con số thực tế và câu hỏi đi, mình sẽ cùng bạn thảo luận đến cùng, bởi đây không phải là chuyện đọc linh tinh rồi nói chơi mà nó là kinh nghiệm chia sẻ nghiêm túc, nếu bạn chỉ đọc sách mà phản bác toàn bộ thực tế thì mình không muốn thảo luận với những người như vậy.
------------------
Quân tử:
He he, tự ái dồn dập rồi. Được, bạn muốn thảo luận nghiêm chỉnh? Tớ đồng ý. Ở đây vấn đề thảo luận cũng cần rộng, không chỉ sâu. Không chỉ tớ và bạn mà còn có mọi người tham gia để tăng thêm thông tin về một ngành đầy tiềm năng nhưng khó phát triển này. Trước hết, có vẻ bạn là người trồng nấm có thâm niên, không biết đã bao nhiêu năm. Có thể bạn đã trồng qua nhiều loại nấm, thăm nhiều nơi, biết nhiều chuyện trong nghề. Vậy, cho tớ hỏi:
1/ Bạn ở đâu, huyện nào mà trồng được nấm đông cô? Vì sao bạn không trồng nữa?
2/ Theo bạn nghề nấm đang ở đâu? Đang phát triển, đang tốt, đang dậm chân tại chổ, đang đi xuống.... Lý do nào bạn nhận định như vậy?
3/ Những nấm nào đang trồng và sẽ có tương lai? Lý do? Hy vọng bạn trả lời nghiêm túc và mong mọi người cùng tham gia, nhiều ý kiến sẽ vui hơn và rõ hơn.
Chân thành.

------------------
Hoangkhoi1986
Đầu tiên em xin gởi lời xin lỗi tới các bậc cao nhân trong diễn đàn, vì em biết là có rất nhiều người trong nghề, kinh nghiệm phong phú nhưng chưa lên tiếng, em chỉ xin mạo muội đóng góp những kinh nghiệm cá nhân nhỏ bé, cũng như để làm rõ vấn đề thảo luận này.
Đầu tiên xin nói rõ với bạn về vấn đề nấm đông cô, mình đã thử nghiệm gần 2 năm trời với 3 đợt đầu tư trắng tay, đến đợt thứ tư mới có nấm thu, thiệt hại hơn 200 triệu, một bịch đầu tư tính tổng cộng từ A-Z là hơn 5.000đ, trong khi tại thời điểm đó đầu tư trên một bịch nấm sò là chưa tới 2.000, so sánh vậy để bạn biết sơ sơ về mức độ đầu tư so với nấm sò, kế nữa là thời gian từ lúc cấy meo cho tới lúc meo ăn hết bịch là dao động trong khoảng 150 - 180 ngày (tuỳ giống). Thực sự là đông cô có rất nhiều giống, và những giống khác nhau phù hợp với những nhiệt độ khác nhau, không phải chỉ những miền rất lạnh mới trồng được đông cô, và lúc đó mình chọn dòng đông cô Phúc Kiến (tên trong cuốn sách của Đài Loan dịch ra như vậy), và thời gian đến lúc meo ăn chín hết bịch là hơn 6 tháng, quy trình ăn meo của nó như vầy, đầu tiên là nó ra tơ và ăn meo như nấm sò, nhưng tơ nấm rất khác, màu của tơ nấm trắng hơn, và hết khoảng 2,5 tháng là nó sẽ ăn trắng hết bịch, sau đó nó sẽ đổi thành màu nâu xỉn như màu gỗ, ai không biết cứ tưởng là nó bị hư nhưng không phải, sau khi đổi màu toàn bộ bịch từ trắng sang nâu nó sẽ nổi cục cục lên như ghẻ vậy, và bịch nấm sẽ cứng lại, nhẹ đi, khi đã nổi cục xong rồi nó sẽ có những đường nứt, lúc này ta rạch bịch, khác với nấm sò là rạch rách bịch 3 hoặc 4 đường dài và phải rạch rách tơ nấm, sau khi liền lại nó mới ra, riêng nấm đông cô thì ta sẽ cắt bị một khoanh tròn cho hở ra, phần nào hở ra nó sẽ ra nấm phần đó, nhưng đừng hở quá nhiều, bổ sung độ ẩm không kịp thì nó sẽ khô lại, cứng ngắc và nấm không ra được, khi rạch bịch không được làm tổn thương tơ nấm, sau khi rạch bịch rồi thì ta sẽ làm một mẹo nhỏ, đó là cầm từng bịch vỗ vỗ như vỗ mông phụ nữ vậy (một mẹo kích thích ra nấm), cũng vì điều này mà ở Trung Quốc và Đài Loan có nhiều nơi sản xuất họ gọi nấm này là nấm đàn bà là vậy. Đối với những trại sản xuất cỡ lớn của Trung Quốc thì họ có một cái bàn có máy rung nhẹ, họ sẽ đặt hàng loạt bịch nấm lên đó và bật máy lên cho nó rung nhẹ, Sau khi đã rạch hở bị ra thì ta sẽ tưới nước, tưới dạng sương thôi, không thể dùng motor tưới như bào ngư được, tiêu liền, nếu không tiêu nó sẽ nảy sinh những vấn đề rất rắc rối và rất khó giải quyết mà em sẽ nói sau. Khoảng hơn một tuần thì nó bắt đầu nhú mầm và ra nấm, hái nấm cũng phải biết cách bẻ gốc, nếu khống nó sẽ téc phần mô nấm ở dưới chân nấm và phần đó gần như tiêu, sau này rất khó ra nấm từ đó nữa và dễ bị thối lắm.
Còn vấn đề vì sao không trồng nữa, chuyện là vầy, khi đó do chi phí đầu tư quá cao, lại còn trước đó bị hư mấy đợt nữa, mà cứ một đợt hư là tiêu mất từ 8 - 9 tháng, nên mình quyết định bán nấm với giá là 60.000đ/kg (cách đây hơn 2 năm), và lúc đó với giá đó là cũng phù hợp với thị trường, nhưng mà sau đó xảy ra một việc mà mình không ngờ, đó là đồng loạt Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc ra lệnh cấm nhập đông cô từ Trung Quốc vì phát hiện có dư lượng rất nhiều hoá chất độc hại trong đó, thế là nó ối hàng tuồn qua Việt Nam quá trời luôn, nó chở xe đông lạnh qua nguyên xe to đùng vậy đi bán dạo khắp các chợ có 30.000đ/kg à. Mình bán 60.000đ/kg là coi như huề vốn, vậy mà nó làm một phát giảm giá xuống như vậy mình làm sao sống nổi, mà có vấn đề này mình không hiểu nổi, đó là nấm tươi mình cắt ra, đóng bị bỏ tủ lạnh bảo quản nghiêm túc cũng không quá 3 ngày, thế mà nấm tươi của nó chở từ bên đó qua tới đây hết mấy ngày trong xe lạnh, rồi sau đó giở ra bán mà vẫn giữ được tới gần 1 tuần thì quả thực là mình nghi ngờ lắm, trong khi hàng đã ở trong khí hậu lạnh nhân tạo như kho lạnh, xe lạnh thì khi ra ngoài môi trường tự nhiên sẽ xuống chất lượng rất là nhanh, thế mà nấm của nó cứ trơ trơ ra. Nó làm thế thì mình bán cho ai nữa, phải xuống giá thôi, mà xuống giá thì ăn cám, chấp nhận thôi, sau đợt đó là cạch luôn.
Còn các vấn đề tiếp theo thì để bữa sau mình viết tiếp, giờ mình bận tí việc.
26/4/2013
------------------
Duy Đạt
Vấn đề cây nấm hay đấy các bác. Hầu như tất cả các mặt hàng khác đều và đang xuống giá. Không biết cây nấm thì đang thế nào, thị trường tiêu thụ ra sao? Nấm được liệt vào mặt hàng dự bị quốc gia rồi nhưng mà chua thấy nhà nước có động tĩnh gì để phát triển và bảo vệ ngành nghề này lâu dài. Chả hiểu làm ăn ra sao.
Cháu thì đang mua nguyên liệu tập tành làm nấm thôi. Nên cháu không dám nói gì về chuyên môn.
Người ta dùng cơ chất đã trồng nấm mèo. Đem đi xử lý trồng nấm sò tốt. Có thể dùng cơ chất cũ của nấm sò trồng nấm rơm. Cái này đúng vì cháu đã thấy Cơ chất sau khi trồng nấm rơm có thể tái sử dụng trồng nấm mỡ. Sản lượng tốt.
Vậy trên 1 loại nguyên liệu có thể trồng 4 loại nấm: vấn đề là xử lý nguyên lệu thế nào cho tốt nhất thôi.
Có lẽ tương lai cây nấm khá sáng đây mong là ở trên ấy có chính sách hợp lý. Mong các bác tiếp tục thảo luận. Biết đâu đấy... ngày nào đấy.... nấm đứng đầu VN về kinh ngạch xuất khẩu thì sao.
27/4/2013

IV. HỎI ĐÁP 4: (nấm TQ tiếp theo)
------------------
Duimoc
Gởi hoangthuy.ts49: Khi trồng nấm bị nhiễm là câu chuyện thường ngày thôi bạn à, cứ bình tĩnh làm vài lần, khi kinh nghiệm của bạn hòm hòm rồi thì tỉ lệ bị hỏng sẽ ít đi. Bạn có thể yên tâm về giống, nếu nguồn giống của bạn bị nhiễm thì hầu hết các bịch đều bị.
Hiện tượng nhiễm của bạn:
1. Quá trình ủ nguyên liệu chỉ làm giảm đi một số nấm cạnh tranh, phân giải sơ bộ cho "thức ăn dễ tiêu" ... còn không thể diệt hết các loại nấm cạnh tranh, khi điều kiện thuận lợi nó sẽ bùng phát trở lại và đương nhiên nếu nấm sò không át, thì "nấm dại" sẽ lấn át.
2. Khi cấy giống: môi trường xung quanh khu vực cấy có sẵn loại nấm này, nó bay vào túi, dính ở tay, dụng cụ cấy ...
3. Quá trình tưới, chăm sóc: nguồn nấm dại sẵn trong nước làm nhiễm trở lại.
Mình trồng nấm: tất cả các công đoạn đều khử trùng (121độ C - 20 phút) vậy mà tỉ lệ hỏng chưa bao giờ dưới 5%.
Cái nghề ngày khó để giàu, còn kiếm đủ ăn thì chắc được đôi khi mình chán lắm, nhưng nó như cái nghiệp, lọ mọ tìm kiếm những thứ thế giới người ta làm cách mình mấy chục năm. (cũng đam mê - nên phải chịu vậy).
Chuyện bảo quản: Công nghệ là rất quan trọng - cái này ai cũng phải thừa nhận. Tuy nhiên đôi khi lại rất đơn giản ví dụ: lọ nấm của mình, chả cho thêm gì - chỉ cần đừng đế sốc nhiệt, duy trì dưới 30 độ C, không để ánh nắng, không làm dập nát: đảm bảo 25-30 ngày. Còn nấm nhập về: Công nghệ của họ vẫn còn là một ẩn số, mình để ý nhiều mà chưa rõ ràng được. Một tuần họ khử trùng nhà xưởng 2 lần: đốt một loại bột trắng ủ nguyên liệu có bổ sung nhiều thành phần - không đơn giản như mình xử lý ra quả thể chủ động - thu hoạch dùng găng tay nilon ... bảo quản bằng công nghệ riêng. Công nghệ của mình còn (quá) thô sơ, kinh phí cải tiến thì (quá) eo hẹp, nên sản phẩm thương mại chưa bằng họ được.
Gởi bác Quân tử: em nghĩ người mình chưa biết, chứ mà biết thì đã làm rồi. Khi nào ăn nấm nhập của TQ, chỉ cần bóc túi nấm mới mua về ngửi qua là ngầm hiểu. Đi hội chợ năm ngoái, khách TQ thấy em ăn sống nấm của mình - họ cũng ăn, vậy mà bảo họ ăn sống thử nấm kim châm đóng túi - có mác toàn chữ TQ, họ ... chỉ cười.
29/4/13
-----------------
Hoangkhoi1986
Vậy là đã rõ, bạn Quân Tử hình như chưa từng trồng nấm mà mới chỉ đọc về nó thôi, còn bạn Duimoc thì đúng là cao thủ nghề nấm mà im lặng lâu nay nè em xin phép viết tiếp bài đầu tiên là câu hỏi về việc cấm nhập nấm đông cô, thời gian đó đúng là các nước đó đồng loạt cấm nhập nấm đông cô của TQ, không dài đâu, khoảng mấy tháng thôi, thế là các nhà tiêu thụ của Đài Loan, Hàn Quốc qua Việt Nam mình tìm nhà cung cấp nấm tươi, họ bắn tin đi khắp nơi tìm nhà cung cấp, em có tiếp xúc thử vài người, họ đưa ra con số một tuần tối thiểu là 2 tấn, ôi, với con số đó thì nhà xưởng phải kinh khủng lắm và vốn đầu tư cũng không hề nhỏ, cộng với phải có một thị trường ổn định thì mới dám đầu tư cỡ đó, đằng này đùng một cái họ qua tìm nhà cung cấp với sản lượng cỡ đó thì làm sao mà đáp ứng nổi, thế là em từ chối (nói thẳng ra là không đủ lực và không dám nghe tiếp), kế đến là chuyện hoá chất và phun xịt thuốc lên nấm, đồng ý rằng nấm là một loài nhạy cảm, nhưng trong quá trình trồng và thu hoạch vẫn phải có phun xịt, nếu không thì có mà tiêu, nhưng vấn đề nằm ở lương tâm của người làm nấm thôi, trong tài liệu trồng nấm của Trung Quốc có một cuốn xuất bản khá lâu rồi, em nhờ người dịch ra thì trong quá trình trộn cơ chất của họ ngoài phân bón ra còn có một lượng nhỏ chất gì đó mà tên nó là Tam Tiêu, ngay cả người dịch cũng không biết tên tiếng Việt nó là gì, và em hỏi mấy người gốc Hoa thì họ cũng trả lời vậy, và còn cái này kinh khủng hơn nữa nè, họ có một kỹ thuật mà dịch ra tiếng Việt thì nó có nghĩa là Bạo Phát, đó là đối với nấm bào ngư và vài loại nữa, khi bắt đầu ra nấm thì họ sẽ xịt một loại thuốc lên, thế là nấm ra ào ạt, nội trong vòng từ 30 - 45 ngày là nấm ăn hết cơ chất trong bịch và tàn bịch, thay đợt bịch mới (theo như sách họ giải thích là để tiết kiệm thời gian và tăng năng suất trên cùng một diện tích nhà trại), trong khi như em thì bịch làm chất lượng với cơ chất đầy đủ và điều kiện chăm sóc tốt thì bịch nấm phải thu tới khoảng 5 tháng mới tàn hết, nếu trời nóng thì cũng phải cỡ 4 tháng, vậy mà họ làm thế thì thu hoạch chỉ trong 1 - 1,5 tháng là tàn hết bịch, ghê hết cả người. Đến quá trình trồng nấm và thu hoạch, thực ra đối với nấm sò thì ngay sau khi cấy meo xong mình sẽ đem ủ, có thể là chất thành hàng hoặc là treo trực tiếp lên dây, nhưng ai đã làm rồi thì sẽ biết, đó là bịch nấm mới hấp và cấy meo xong nó có cái mùi rất đặc trưng, thum thủm và đặc trưng lắm, và cái mùi đó khiến cho mấy cái con nhỏ nhỏ bay bay bu vào rất nhiều, nó nhỏ và nhiều, giống như là con ruồi dấm vậy đó, khi đó ta phải xịt một loại thuốc bảo vệ thực vật, thường là loại nặng mùi để đuổi chúng đi, nếu không thì chúng nó bu vào nhiều và tỉ lệ bịch hư sẽ tăng lên rất nhiều, các bác cứ yên tâm đi nhá, vì phải 30 ngày sau meo mới ăn kín bịch (nếu trời nóng thì sớm hơn vài ngày), và với khoảng thời gian đó thì thuốc đã hết độc lực rồi (các loại thuốc BVTV xịt cho rau quả loại thuốc nặng thì cách li chỉ từ 7 ngày đến 30 ngày thôi, loại độc lực lưu thời gian dài hơn thì không nên xài, đặc biệt là đối với nấm thì lại càng không nên). Tiếp đến trong quá trình thu hoạch ta cũng phải xịt định kỳ, nếu không sẽ xảy ra tình trạng sau, đó là bịch rất nhanh xuống, vì sao vậy, đó là các vết rạch để nấm ra, khi ta hái nấm rồi tưới, thì nó như là một vết thương, và các loại bào tử nấm dại, các con côn trùng bay bay nhỏ nhỏ, sâu nấm, giòi nấm sẽ nhào vào ăn, và kết quả khi đó thật tệ, các tình trạng sau sẽ xảy ra: các vết rạch sẽ đen đi nhanh chóng và không ra nấm nữa, nấm ra sẽ bị loại đi rất nhiều vì bị sâu ăn, giòi đục ngầm phía trong, cây nấm ra nhưng mà lại bị một loại nấm dại màu vàng rất tươi, nhuyễn nhuyễn như một đám màu ăn lan lên gốc và cây nấm, cũng có khi là loại đen đen xám xám như mốc mọc trên thức ăn để lâu vậy...v.v, xịt cái gì đây, và làm sao để an toàn cho người sử dụng, như em thì em xịt một loại thuốc sinh học mà thời gian cách ly là 1 ngày, chai thuốc nó ghi vậy và em cũng đã thử, sau khi xịt xong em để chừng 2 tiếng rồi hái nấm xào ăn, vẫn cười tươi và còn sống ngồi đây viết bài cho các bác mà không xảy ra bất cứ vấn đề nào về tiêu hoá cũng như sức khoẻ, nếu định ngày hôm nay xịt thuốc thì ta phải dậy và hái nấm rất sớm, hái cho sạch hết tất cả nấm lớn, nấm trung, nấm nhỏ, sau đó tưới sơ sơ và xịt thuốc, và ngày hái nấm hôm sau sẽ hái trễ hơn một chút (làm thế để đảm bảo đủ 24 tiếng cách ly an toàn cho người tiêu dùng, mặc dù em đã thử và cam đoan là dưới thời gian đó cũng chẳng ảnh hưởng gì).
Thời gian xịt nếu siêng thì một tháng 2 lần, nếu không thì một tháng 1 lần cũng được, bữa nay em viết tới đây thôi, đợi các cao nhân tiếp tục, bữa sau em sẽ viết về trộn mùa cưa, tưới như thế nào, cảm nhận năng suất nấm ra sao, cảm nhận thời tiết ra sao và một số vấn đề khác, mong các cao nhân tiếp tục vào để cho ý kiến và đóng góp ạ.
V. HỎI ĐÁP 5:
Tubeo
Chào bạn Duimoc, Bạn cho hỏi: theo tài liệu sau khi ủ đống khoảng 7 ngày (đảo cách 2 ngày) rơm chuyển màu vàng sậm và độ ẩm khoảng 65% (vắt rơm không chảy giọt nước). Nhưng làm sao biết thế nào là rơm ủ đạt yêu cầu cho nấm? Và làm sao gia tăng may mắn lên trên 70%?
2/5/13

------------------
Duimoc
Chào bạn: chịu khó xem tài liệu trước đã nhé:
http://vi.mushclubvn.com/node/835
https://www.youtube.com/watch?v=BTvDMM8wbSg
2/5/13
------------------
Hoangthuy.ts49
Có điều này nữa. Khi meo nấm phủ kín bich mình rạch bịch thì những chỗ rạch ruồi bu vào đẻ trứng màu cam dày đặc. Mình chẳng biết làm sao hết. Còn nữa, các bạn có cách nào đuổi rệp (mạt) đi không? Nếu dùng thuốc thì dùng thuốc gì và liều lượng bao nhiêu?
2/5/13

------------------
Duimoc
Rạch bịch thì những chỗ rạch ruồi bu vào đẻ trứng màu cam dày đặc. -> thỉnh thoảng trứng có lông
- Dùng lưới chắn ruồi mắt nhỏ để phòng
- Không để các vũng nước đọng trong và ngoài khu vực trông nấm, nếu có thường xuyên rải vôi
- Không để các bịch loại thải xong quanh nhà trồng
- Trước khi rạch bịch: nghiền: lá xả + ớt - tỉ lệ 1:0.5 (1kg/bình phun 10l) phun đều vào các bịch (tránh phun vào nút), phun lên tường, cột nền. Có mùi này ruồi trưởng thành sẽ không bén mảng (cái này học mót mấy bác chăn lợn gà).
- Bạn nuôi có 100 bịch thì diệt cũng dễ: khi nào lượn vào trại, mang theo cái vọt muỗi điện ấy - đi hai vòng cũng giảm đáng kể. (Cái lọ bịt kín của mình nó còn chui vào được, nói gì đến bịch nấm rạch hở
- Sau này mới để ý: nó đẻ sát vòng ren cái nắp, ấu trùng nở bò theo vòng ren vào ...)
Cách nào đuổi rệp (mạt) đi không? Nếu dùng thuốc thì dùng thuốc gì và liều lượng bao nhiêu?
- Có thể hỏi mấy bác bán chế phẩm sinh học, cho vào trước khi ủ, nhưng cũng chỉ giảm thôi - không hết được. Nếu bạn ủ càng tốt -> càng nhiều mạt
- Diệt: trước khi băm: cho vào bao tải -> hấp trong thùng phuy khoảng 10-15 phút
- Làm nó ít bò vào người khi băm: mặc ít quần áo thôi, bôi dầu gió vào tay, chân, quần áo (cái này học mót của chú Hương - Yên Khánh - Ninh Bình)
- Diệt triệt để thì mình chưa biết, nhưng nếu trồng trên gỗ hoặc mùn cưa -> soi kính lúp mới thấy vài con - không nên phun các loại thuốc hóa học -> nấm thuộc loại phải ăn ngay, thời gian chờ phân hủy thuốc không có, các bước sơ chế đơn giản ... - > dễ ảnh hưởng đến người tiêu dùng
Tái bút: TQ có loại bột màu trắng, đốt khói cũng trắng xông trại 2 lần/ tuần (không biết là loại gì - diệt cả mốc và côn trùng nhỏ lảng vảng trong trại) : bác nào đi thăm quan vui lòng chú ý giùm anh em.
2/5/13
-----
Anuong689
Mấy bác cho em hỏi miền Trung có trồng dựơc nấm mèo không theo mấy bác có kinh nghiệm đi trước thì miền Trung trồng được những loại nấm nào vậy?
-----
Duimoc
Miền Trung có 3 vùng khí hậu khác nhau (Theo mùa trồng nấm)
- Từ đèo Hải vân trở ra Bắc: bạn trồng các loại nấm theo các bạn miền Bắc - mùa đông trống nấm ưa lạnh; mùa hè trồng nấm ưa nhiệt.
- Từ đèo Hải Vân trở vào Nam: bạn nên trồng các loại nấm theo các bạn Miền Nam
- Vùng cao nguyên Lâm Đồng, Tây nguyên ... có thể trồng cả hai, đương nhiên cần điều chỉnh một chút để có khoảng nhiệt độ tối ưu cho nấm phát triển .
Mình tạm chia vậy cho dễ hiểu. Nếu bạn điều khiển được nhiệt độ thì muốn trồng loại nào cũng được. Nhưng miền Trung cũng nên tránh mấy tháng nóng và gió lào. Bạn tính toán làm sao để những tháng nóng ấy chỉ để phơi nấm, hoặc làm việc khác thôi.
------------
Hoangthuy.ts49
Rệp (Bọ mạt)
- Rệp có kích thước rất nhỏ như hạt bụi có màu trắng nhạt, chúng sinh sản rất nhanh theo kiểu bọc ấu trùng. Chúng cắn nát sợi nấm sò và đẻ trứng tại miệng vết cắn.
- Trứng rệp có khả năng tự hút dinh dưỡng từ sợi nấm và lớn dần như trứng ốc, trứng cá và chuyển màu từ trắng ngà sang vàng. Bọc trứng tạo ấu trùng sau 10 - 15 ngày hình thành hàng ngàn cá thể mới.
- Với kích thước rất nhỏ, lây truyền nhờ gió và kiểu sinh sản bọc ấu trùng nên rệp phát triển rất nhanh và gây tác hại lớn. Ban đầu rệp kí sinh ở nút bông hay vỏ túi nấm. Sau đó chúng tìm cách chui vào trong túi hoặc xâm nhiễm qua các vết rạch. Các túi bị nhiễm rệp có các hạt như trứng cá ở bề mặt hoặc tại các vết rạch, xung quanh sợi nấm bị hư hại có màu nâu, khô xác.
Còn trứng có màu cam, từng cụm, ngày sau nở ra con trùng màu cam. Tôi tìm hiểu qua biết được đó là ấu trùng ruồi.
2/5/13
----
Duimoc
Mình thì không thích hóa chất. bố lúi húi đằng trước - hai thằng nhóc gặm như chuột đằng sau nên chả dám xài cái gì độc hại cả. ruồi giấm, dế ... phòng bằng ớt, xả, có khi cả lá mắc mật, tinh dầu bưởi ... bẫy diệt bằng đèn và lưới điện. Mốc thì chịu khó dọn.
Tưới tắm thì trên xưởng dùng cái này (năm ngoái mua 37USD):
http://www.tudonghoa24.com/Bo-dieu-khien-do-am-FOX-1H-co-san-cam-bien-FOX-1H-t11142.html
Nối với cái này (chợ giời: 650K):
http://www.vatgia.com/4804/1379291/bơm-cao-áp-dy-2600.html
bác nào thích thì chơi thêm một bộ này nữa:
http://www.vatgia.com/6342/1585190/bộ-điều-khiển-nhiệt-độ-fox-2003.html
...v ... v ... vậy là trồng nấm mà vẫn ngồi trà đá, cafe hay liếc ngang dọc thoải mái ... (có lẽ vậy mà mình khó kiếm tiền từ nấm chăng - thôi thì biết gì, làm những gì cứ viết ra đây cho anh em tham khảo.
2/5/13
---
Duimoc
Chào Tubeo: Trả lời bạn thật khó; chỉ sợ sa đà - lạc đề:
- Ngoài việc đọc tài liệu bạn nên đến một trại nấm của người dân ăn uống ngủ nghỉ và làm việc với học khoảng một tuần -> sẽ dễ dàng bắt đầu hơn chứ đọc sách ... xem băng ... chỉ giống như cưỡi ngựa xem hoa vậy. (đã viết sách thì ngôn từ thường chau chuốt, gọt gũa, ... lên phim thường đẹp ...
- Hơn nữa, sách của người mình chỉ hướng dẫn trồng, các mánh khi làm ít nói đến việc tính toán hiệu quả kinh tế cũng chưa được coi trọng. các tài liệu này thường thích hợp cho dân kỹ thuật. Còn khi bạn đóng vai tổ chức công việc sễ phải học và tham khảo gấp nhiều lần
- Rơm mềm và chín: (khi cầm lên giống như bạn gắp rau muống luộc lâu quá thì nát, sớm quá thì sống) màu các sợi rơm đồng đều, nâu cánh gián độẩm trong sợi rơm 60-70%: khi ủ xong, bạn kiểm tra lại bằng cách rất đơn giản cân lấy 1kg, bỏ vào chảo rang lên sau đó cân lại là biết ngay. khi quen tay chỉ cẩn nhìn, sờ vào là biết.
- Cách ủ bạn làm theo clip là được. Chú ý: nhiệt độ, độ ẩm, độ chín đồng đều
- Khi mình bắt đầu thì có biết có những clip ấy đâu, làm gì đủ điều kiện để lọc thông tin như bây giờ; học trong trường có mỗi một chương, tham quan một trại nấm của Thầy Đồng bên Gia Lâm, sau đó mình về culi cho Chú Hương ở Ninh Bình hai ngày, đi với bà con xung quanh đấy 1 tuần => rồi về làm
- Nấm sò: trung bình hồi đó: 70% nguyên liệu khô - cố hết mức rồi đấy - mặc dù các bác ấy bảo mình nếu làm tốt: 1kg rơm được 1kg nấm. Nấm rơm được 10% - Chưa bao giờ có chuyện được 100% các túi (mình đã kể bên trên), lần đầu tiên làm ướt quá, giống chết sạch; lần thứ hai khô quá sợi nấm mọc được một đoạn ngắn, kéo màng rồi đứng im, lần thứ 3 mới thu được một ít lại bị bọ nó phá ... đem chợ bán cả ngày không nổi 5kg nấm - cho bò -> bò không ăn .
Trong khi đó: thuê ô tô chở rơm: 200k/chuyến, bốc: 50k/ngày. Tính đi tính lại mình bỏ phắt luôn.
- Giờ trồng nấm khác rồi nhưng thỉnh thoảng ngứa nghề lôi giống trong tủ ra trồng chơi thỉnh thoảng bán vài ống giống lấy tiền mời bạn bè trà đá. Cố tìm hiểu xem người ta làm 9-10 cây nấm rơm/kg là tại sao ? Bạn nào có điều kiện ghé Viện di truyền sẽ thấy trên giá mẫu, có bình formon ngâm mấy cái nấm rơm to như quả trứng gà lớn ấy
- Bài báo bạn trích dẫn, mình thực sự buồn vì có nhiều bài báo như vậy.
Tuy nhiên: không phải mỗi khu vực đó đâu, phần lớn học viên các lớp nghề ngắn hạn cũng gặp tình trạng tương tự, chỉ cần nghe TV là biết, là hiểu thực tế như thế nào. Mình muốn làm, muốn trồng nấm tốt hơn ông hàng xóm sao không cất công đi để học, sao cứ phải chờ có dự án, để rồi khi dự án kết thúc, ... cây nấm bỏ mình theo cán bộ về mất.
- Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”: có một dãy dài các nghề người dân đăng ký nghề nào thì dạy nghề đó. Nội dung đầu bài cũng nhắc tới chuyện người dân tự đăng ký - rồi cuối bài lại đề xuất nghiên cứu dạy những nghề hữu ích, phù hợp; đồng thời phải có đánh giá đúng thực chất về ngành nghề đã dạy sau khi đem áp dụng vào sản xuất để xem có thực sự hiệu quả và phù hợp với nông dân hay không. vậy dân không đăng ký mà bắt đi học. Dân đăng ký nghề này lại dạy nghề khác ... !
- Nhà nông - chân lấm tay bùn; một nắng hai sương; manh áo sờn vai mặn chát ... "thất bại là do mô hình này đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao, chi phí đầu tư lớn, nhiều công đoạn khó như: băm nhỏ nguyên liệu, hấp nguyên liệu, đóng bịch, cây giống, làm phòng kín...
... bác nào mà tham gia mấy cái lớp nấm rồi sẽ hiểu ... thực sự không dám nói gì thêm.
- Bạn cần độ ẩm: 65% có nghĩa là: Tổng khổi lượng nguyên liệu là 1.0 kg = 0.65 kg nước + 0.35 kg nguyên liệu khô.
Khi bạn rang khô 1.0 kg nguyên liệu, nước bay hơi hết ... còn lại 0.35 kg nguyên liệu khô.
Nếu con số này khác 0.35 kg -> độ ẩm của bạn không chuẩn (khi bạn mới bắt đầu mà chưa được thực hành - Việc kiểm tra độ ẩm bằng cách nắm tương đối trừu tượng)
- Khi bạn thử một hoặc hai lần: bạn có thể tự ước lượng
- Kiểm tra nhiệt độ: mua một cái nhiệt kế rượu - dải đo 100, 15k/cái, chỉ cần cắm vào là đo được
- Khi nguyên liệu ướt quá, nên phơi một hai ngày để hạ độ ẩm xuống, sau đó nên ủ lại (Hiện nay để tăng sản lượng và sản xuất ổn định: người ta thường khử trùng nguyên liệu chứ không trồng như bà con mình vẫn làm nữa).
3/5/13
---
Duimoc
- Lượng giống cấy: 2-5% (mình làm) nêu nhiều thì nấm mọc nhanh, nhưng tốn kém hơn.
Việc Thái Lan dùng ít nguyên liệu mà nấm nhiều: Đó là vấn đề công nghệ bạn à. Họ biết cách chế biến nguyên liệu sao cho nấm hấp thụ hầu hết chât dinh dưỡng + Tránh được nhiễm tạp + Giống của họ tốt + tạo được môi trường thích hợp (ví dụ: một số người ăn rất ít mà vẫn béo khỏe - còn mình ăn đẫy vào mà vẫn còm nhom - rậm râu sâu mắt)
3/5/13
ẢNH TRỒNG NẤM Ở THÁI LAN (do anh Duimoc cung cấp)
(những hình ảnh này cắt từ một cuốn sách Hướng dẫn trồng nấm cho người khuyết tật tại Thái Lan được FAO tài trợ)
VI. HỎI ĐÁP 6: (lò hấp)
---
Tubeo
Chào bạn Duimoc,
-Cám ơn bạn đã cung cấp cụ thể hơn về độ ẩm: 65%.
-Bạn có thể trình bày hay gửi ít tài liệu về : "người ta thường khử trùng nguyên liệu chứ không trồng như bà con mình vẫn làm nữa"
---
Duimoc
Bạn xem trong file mình đã gửi bên trên nhé.
4/5/13
---
Quân Tử
Bạn Tubeo ơi, bạn DuiMoc đã cho link rồi, bạn vào đó xem. Thí dụ Mushclub.vn, cách khử trùng thì chỉ là hơi nước nóng, cụ thể ra sao, bằng cách gì, thời gian bao lâu... thì trên mạng đầy. Đầy tài liệu, kể cả link tài liệu bạn DuiMoc đã nhiệt tình chỉ. Hình như bạn không xem?
4/5/13
---
Tubeo
Chào bạn Duimoc và Quân Tử
-Các cách khử trùng bằng hơi nước nóng (hấp nhiệt) đang sử dụng phổ biến ở VN và tubeo đã có làm. Tuy nhiên cách này tốn chi phí xây lò hấp.
- Ý Tubeo là có tài liệu của nước ngoài chỉ cách ủ (không hấp) như hoangthuy.ts49 đang làm nhưng cho hiệu quả cao trên 90% không?
4/5/13

-------------------
Duimoc
Giá thành:
1. Thùng Phuy: - Giá 170k/cái (cách đây 2 năm)
- nên mua loại nắp rời, có vòng đai
- về chỉ cần dùng cờ-lê vặn ốc hãm trên đai là có một cái nồi + một cái vung khít. Thích có áp lực thì khi hấp lại vặn đai vào -> giống cái nồi áp suất
2. Dùng cái chảo gang lớn,
- Nếu bạn ngoài Bắc gọi về Viện Di Truyền, vì không dùng nên mình không cập nhật giá nhưng ngày xưa có 2.5 T thôi
- Mình không xây lò như họ hướng dẫn cho tốn kém - bạn làm cái thùng gỗ ghép thanh có dây đai như kiểu thùng làm mắm, hoặc trong phim cổ trang TQ (quý tộc thường tắm ấy); nên làm hai thớt - chồng lên nhau, khi làm nhiều thì để hai thớt, có ít thì để một thớt. bên trên đậy một nắp gỗ (cái này tiếc là chưa chụp được ảnh - bữa trước úp bộ nấu rượu tự chế - bưng cái máy tính đến là khổ khi nào có máy ảnh mới mình thêm vào sau)
3. Nồi hơi:
- Thỉnh thoảng hỏi thăm có ông nào không làm nữa - mua lại -> rẻ bèo thôi mình thì đặc biệt quan tâm các bác làm xông hơi matxa ấy, nhiều đồ cũ lắm
4/5/13
---------------
anuong689
Cảm ơn Duimoc bác cho em hỏi có thể trồng nấm trên mùn cưa tạp có được không nếu được xin bác có thể bày kỷ thuật không?
5/5/13 Trả lời
---------------
Duimoc
Chào anuong689:
- Không phải cám ơn đâu. Chia sẻ thông tin cũng là nhu cầu mà. Mong là anh em có thể làm tốt, phát triển được kinh tế theo định hướng của mình
- Về nguyên tắc: bạn có thể trồng trên nhiều loại mùn cưa tuy nhiên: không làm trên các loại mùn cưa cây có dầu, và các loại cây có độc tính
- Khi bạn tìm từ khóa: nguyên liệu trồng nấm -> sẽ thấy nhều loại cứ loại nào rẻ, sẵn có và gần cơ sở của bạn thì được thôi. Vừa tận dụng vừa phải tính toán hiệu quả kinh tế để quá trình làm được thuận lợi
- Hiện tại giá mùn cưa cao su khoảng 350k/khối. Nhưng mình chọn mùn cưa cây keo - chỉ 5k/bao. khi trồng các loại nấm như linh chi ... chỉ cần trộn thêm bột ngô, cám gạo, bột nhẹ ... còn khi trồng các loại như nấm sò nên trộn thêm rơm băm nhỏ ...
- Khi trao đổi trên diễn đàn, bạn có thể định hướng và trình bày cách làm của mình. mọi người sẽ tư vấn giúp. ngoài ra cần thận trọng với các dịch vụ đi kèm.
- Chúc Tubeo, anuong689, hoangthuy.ts49 định hướng đúng và sản xuất tốt nhé ...
6/5/13
---------------
anuong689
Cho mình hỏi: keo lá tràm phải không bác?
6/5/13
---------------
Duimoc
Chào các bạn xin lỗi vì thỉng thoảng lại bận quá không online trong forum được
Trả lời cho anuong689: - Đúng rồi bạn ạ; mình dùng mùn keo để trồng nấm sò + linh chi
Trả lời cho hoangthuy.ts49: - bạn làm 100 bịch; mỗi bịch 1,5 kg. Vậy tổng số rơm khô bạn đã làm là: (1,5 x 3,5) x 100 = 52,5 kg
Trả lời cho Tubeo:
- Làm đúng như sách + hấp sau khi đóng bịch (thùng phuy + hấp 12h)
- cấy giống: 2-5% trọng lượng bịch
- Khử trùng cả nhà nuôi ở Thái Lan: người ta mô tả thế này: quây bạt kín xung quanh, đun hơi nước và xông vào trong nhà. Tính thời gian từ khi nhiệt độ trong nhà nuôi đạt được 70 độ.
------------
anuong689
Bác có cho em biết họ phủ lớp gì trên bề mặt rơm như trong hình vậy hình như là đất thì phải không bác?
Bác có thể trình bày cách trồng nấm rơm kiểu trag trại nấm của Thailand không để mọi người cùng được học hỏi.
8/5/13
------------
Duimoc
- Cách của Thailand cũng giống của mình thôi bạn à, tuy nhiên trong quá trình làm họ cải tiến mỗi người một kiểu -> cái này quan trọng lắm (nếu bạn cải tiến cho phù hợp với bạn; giảm chi phí, giảm công chăm sóc, tăng sản lượng ... thì mới có lợi nhuận). Mình gửi cho ông bạn già của mình tập giáo trình trồng nấm của VN, ông ấy làm được lắm.
Tuy nhiên:
- Họ có những loại chế phẩm xử lý nguyên liệu đặc biệt
- Sau khi khử trùng nhà như vậy, họ rải giống như gieo mạ. phủ nilon cho đến khi có mầm nấm
- Tưới ẩm: dùng phun sương - hạt nhỏ nhất có thể (làm ẩm không khí)
Bạn làm theo quy trình của VN - khi nào ổn, nấm ra đều thì việc cải tiến mới khả thi.
9/5/13
------------
hoangthuy.ts49
Vì những cái đặc biệt đó đó. Các bạn cho mình hỏi làm thế nào để đuổi mạt đi? 9/5/13
------------
Duimoc Duimoc Nhà nông tập sự hoangthuy.ts49 đã viết: ↑ Vì những cái đặc biệt đó đó. Các bạn cho mình hỏi làm thế nào để đuổi mạt đi?
Dạo này ra ngoài mấy bich nấm thấy mạt nhiều khủng khiếp.
---------------
Duimoc
Nếu mạt nhiều quá thì mình chỉ còn cách bỏ ra ngoài thôi nếu mạt nhiều khi ủ thì tốt. Nhưng sau khi cấy giống mà nhiều quá, nó ăn hết sợi nấm, nấm không ra được đâu mất công chút xíu, ra hàng đồng nát mua cái thùng phuy về hấp đi thôi.
9/5/13
VII. HỎI ĐÁP 7: (ủ mùn cưa)
hoangkhoi1986
Em chào và xin lỗi cả nhà vì hẹn ba ngày mà mất tích tới giờ, em cũng cám ơn bác Duimoc nhiều lắm, vì bác ấy đã chia sẻ thật nhiều và lại còn rất tận tình nữa chứ.
Hôm nay em xin trình bày cách trộn mùn cưa (đối với mùn cưa cao su nhé). Cái này tỉ lệ trộn chỉ là tương đối vì nó có thể thay đổi tuỳ theo chất lượng mùn cưa và khí hậu nơi trồng nấm nữa, và mùn cưa là loại mùn cưa đã trồng qua nấm mèo rồi. Một xe mùn cưa mua về thì làm được số bịch dao động trong khoảng cỡ 2300 - 2500 bịch, nếu mùn cưa tốt, màu vàng tươi thì em sẽ trộn với 120kg cám gạo, 80kg cám bắp, 100kg vôi (vôi sống là tốt nhất). Kinh nghiệm của em là cám gạo nhiều thì bịch thời gian đầu nấm ra rất sung, nhưng nhanh tàn, cám bắp nhiều thì nấm ra được lâu hơn, nhưng khổ nỗi tai nấm sẽ bị dòn, dễ gãy. Cách trộn cho nhanh thì dàn đều đống mùn cưa ra khoảng 30 - 40 cm (đừng mỏng quá cuốc chạm nền sàn, dầy quá thì cuốc khó tới đáy được, mùn cưa và cơ chất không đều). Sau đó thì rải vôi lên trên mặt cho đều, rồi đến phân (em thường dùng là khoảng 12kg NPK 16 - 16 - 8, sau này có loại phân đặc biệt mà em ko nhớ tên, nó màu vàng nâu, hạt nhuyễn như đường cát, giá là 70.000đ/kg, chất lượng rất tốt, loại này em chỉ bỏ khoảng 4 - 5kg thôi), sau cùng đến cám gạo và cám bắp, lúc này mùn cưa còn khô, cám và vôi cũng khô, ta lấy cuốc chĩa loại 4 răng cuốc trộn đều lên chừng 2 - 3 lượt (các bác trộn mà khi thấy mọi thứ lẫn lộn vào nhau hết, không còn thấy màu cám hay màu vôi nữa là được). Khi đã đều rồi thì lấy mô tơ gắn cái vòi sen vào mà tưới cho đều, em lưu ý các bác chỗ này phải để ý cho kỹ nhá, mùn cưa nó khác hoàn toàn với khi các bác trộn vữa xây, khi các bác bơm nhiều nước, mặc dù mùn cưa nó rất khô, nhưng lại khó thấm nước lắm, các bác bơm hoài bơm hoài cứ thấy nước ngấm xuống dưới hết và cứ bơm hoài, một lúc sau nước sẽ chảy lênh láng, tại vì sao vậy, đó là nước nó sẽ ngấm xuống sàn và chảy đi hết, phân cũng tan theo đó mà chảy đi luôn, còn mùn cưa thì cứ khô rang, chỉ có mỗi lớp mặt trên cùng là hơi ướt một tý thôi. Để khắc phục tình trạng này thì cứ tưới sơ qua một lượt rồi đảo đều, rồi lại sơ qua rồi đảo đều, mấy lượt như vậy khi thấy đủ độ ẩm là được, thế nào là đủ độ ẩm, có cách này đơn giản mà khá chính xác này, đó là cứ lấy một nắm mùn cưa nắm lại trong tay và thả ra, mùn cưa đóng cục lại mà nước không nhỏ giọt ra là được, nếu nước nhỏ giọt thì là dư nước, mùn cưa không đóng cục mà cứ bể ra là thiếu nước hoặc là trộn chưa đều. Đến đây thì đã xong phần đảo trộn rồi, thế là dồn đống lại và phủ bạt lên ủ thôi, nếu trộn vào sáng nay thì sáng mai là vô bịch được rồi, khi mở bạt ra để vô bịch mọi người nhớ lấy cuốc xới ra và đảo sơ đi nhé, vô bịch tới đâu thì xới tới đó chứ không phải là xới hết cả đống to đùng đâu, làm thế vừa mệt vừa mất công, tại sao phải làm vậy, tại vì lúc này đống mùn cưa rất nóng, thọc tay vô bị phỏng tay là bình thường, em mang ủng đi vào mà thiếu điều còn muốn phỏng chân luôn, xới vậy cho nó giảm bớt nhiệt độ đi, vừa dễ làm, vừa đỡ bị giãn và rách bịch nữa. Khi giở bạt ra đống ủ nó có mùi nồng nồng, thoảng thoảng mùi rượu lên men mà lại lẫn với mùi của nồi cám heo mới nấu. Cũng quyến rũ lắm nhưng mà các bác đừng có mà đói bụng quá rồi bốc lên ăn thử nhá, em không chịu trách nhiệm đâu.
Bữa nay em viết tới đây thôi, mỏi tay quá rồi, bữa sau em tiếp ạ.
10/5/13
---
hoangkhoi1986
hi hi, em lại chào các bác, hôm trước post mà quên chút, đó là khi đã trộn phân và cám vào thì tối đa là 2 ngày thôi, thường là ủ một ngày rồi trộn là tốt nhất.
---------------
anuong689
Các bá chỉ em cách ủ trên mừa cưa keo lá tràm với đi.
11/5/13
---------------
Duimoc
Gởi tới anuong689
- Gỗ keo chắc, rắn hơn gỗ cao su, mùn cưa của nó cũng vậy, và cũng khó thấm nước hơn
- Để đảm bảo mùn được thấm đều phụ gia, nước ... thì bạn cần hoà nước vôi trong -> tưới và đảo đều đến khi các hạt dính nước đều nhau (không ướt sũng hoặc chảy ra ngoài) -> ủ lại 5-7 ngày
- Sau đó mở ra đảo lại, kiểm tra xem đủ ẩm chưa, nếu chưa thì tưới thêm nước vôi trong và ủ tiếp tục 5-7 ngày nữa (thường thì hạt mùn cưa đủ ẩm đều chuyển màu nâu đậm)
- Khi kiểm tra thấy đủ ẩm rồi mới bắt đầu trộn phụ gia: bột nhẹ, phân lân ... lúc này làm như với mùn cưa cao su.
- Chú ý: không trộn cám hay bột ngô vào đống ủ. nếu bạn trộn vào thì không nên để quá 6-8 h. Nếu qua thời gian đó toàn bộ đống ủ của bạn bị chua ngay (giống như bị thiu vậy, do vi khuẩn gây ôi thiu phát triển rất nhanh).
Gởi tới hoangkhoi1986: Cách làm của bạn nên điều chỉnh lại một chút nhé.
Nói thêm:
Mình cũng thấy một số anh em: khi nào rảnh thì ủ luôn mùn cưa, có thể cách lúc làm vài tháng, tuy nhiên họ nói cho ít nước đi một tí, khi nào làm thì đảo lại và bổ xung nước thêm cho đủ ẩm - cách này cũng hay, đặc biệt là với mùn cưa gỗ keo
11/5/13
VIII. HỎI ĐÁP 8: (tưới nấm)
hoangthuy.ts49
Đợt này miền Trung nắng ghê quá, trồng mấy bịch nấm mà cứ 30p ra tưới 1 lần. Em định chuyển sang trồng nấm rơm, các bác có cao kiến gì về nấm rơm viết em coi với..
11/5/13
---------------
Duimoc
Miền Trung từ bây giờ đến cuối tháng 7 thì nóng, sau tháng 7 thì mưa, bão rồi lũ lụt.
Bạn thiết kế cái bơm giống mình ấy: tổng chi khoảng 1.3 triệu thôi. Mà làm không nhanh thì mấy hôm nữa gió lào - chỉ có nước mang vào trong chăn mà ấp.
------
hoangthuy.ts49
Cái miền có gió ngoại nó như thế đó bác, 100 bịch nấm của mình đã hư hết. Đợt ni mùa vô rơm nhiều định làm to to luôn mà đang phân vân nên trồng nấm gì.. Mình muốn trộn thêm bã đậu nành vào rơm để tăng đạm mà chưa nghe ai nói hết, bác Duimoc có ý kiến gì không?
Ở chỗ mình người ta làm đậu nành nên cũng sẵn.
12/5/13
---------------
anuong689
"Chú ý: không trộn cám hay bột ngô vào đống ủ. nếu bạn trộn vào thì không nên để quá 6-8 h. Nếu qua thời gian đó toàn bộ đống ủ của bạn bị chua ngay (giống như bị thiu vậy - do vi khuẩn gây ôi thiu phát triển rất nhanh)". Ý bác là trộn vô xong rồi mình đóng bịch liền hả bác?
Bác có thể đưa hình lên về cái máy bơm ấy được không em cũng ở miền Trung nên củng quan tâm mong bác giúp đỡ em vượt ưa mùa nóng này.
13/5/13
---------------
Duimoc
Gởi anuong689
1. Khi nào trộn bột ngô ... xong thì đóng túi để hấp ngay
2. Chịu khó tìm, chứ mình mà đưa hình lại đi quảng cáo cho mấy bác bán hàng (cái này thì không thích tí nào hết)
- Bơm và dây, béc phun như sau: chợ giời tuyệt rẻ:
[​IMG]
- Bộ cảm biến này là phù hợp:
[​IMG]
------------
anuong689
Bác đố mẹo em wa đi hihi cho em 2 máy cái dưới trong hình là cái máy gì vậy?
Bác có thể trình bày nguyên lý hoạt động của nó được không ạ?
Em tên Thiện năm nay 24t ở Quảng Nam, bác Duimoc mở trang trại trồng nấm ở đâu có thể cho em vô học nghề trồng nầm được không ạ?
13/5/13
---------
Duimoc
Link : http://agriviet.com/home/threads/135773-Tai-sao-trong-nam-so-lai-len-nam-rom-/page5
Chả chịu chú ý gì hết ấy nhẩy. he he ....
Khi bạn dùng bộ này: 1. Cái cục có chữ tự động hoá: là thiết bị điều khiển độ ẩm tự động đặt chế độ tự động, cứ độ ẩm trên mức đặt thì nó cắt điện vào bơm - bơm ngừng tưới, dưới mức đặt thì tự động đóng mạch - cấp điện cho bơm và tưới ẩm cho bạn
2. Cái béc phun điều chỉnh hạt nước bé hơn bạn tưới, bịch của bạn ít bị ảnh hưởng
3. Cục lọc để nước không đóng cặn, không tắc bec phun (mọi thứ dẽ dàng tìm ở chợ giời mà, chịu khó đi sâu vào bên trong một chút gần phố Nguyễn Công Trứ ấy, rẻ chưa từng có trên giời).
13/5/13
------------
Duimoc
Quên mất: nấm cũng có từng thời kỳ phát triển nên cần điều chỉnh các thông số cho phù hợp:
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Ánh sáng
- Nồng độ CO2
Bạn cần đọc kỹ tài liệu để hạn chế rủi ro chưa đáng có - tuy nhiên khi đầu tư thiết để kiểm soát hạn chế thì bạn sẽ vất vả hơn, mà lại kém hiệu quả mình bóp mồm bóp miệng kiếm được bộ thấy được nghỉ ngơi nhiều hơn làm được nhiều việc khác hơn nên không thấy tiếc.
13/5/13
-------
hoangkhoi1986
hì, lúc trước mà biết mấy cái bộ này thì trồng nấm đông cô ngon rùi, đâu có khổ chứ, Bữa nay em tiếp về nấm sò nhá, có bác nào phản đối không, bữa nay là chọn bịch, khi đi mua bịch thì chọn loại bịch dẻo, đừng chọn loại bịch giòn, ra chỗ bán nói là người ta biết, thường người ta bán theo cây, 10kg/cây, 1kg dao động trong khoảng 140 - 150 bịch, cứ tính một cây làm được gần một thiên rưỡi bịch là được, bịch mỏng quá thì dễ rách, còn dầy quá thì phí tiền, khi hấp xong vừa mở cửa lò còn nóng là lấy ngay, mở cửa lò để khoảng 3 tiếng là lấy được rồi, nóng quá lấy phỏng tay, nguội quá bịch nó cứ dính lại với nhau, lấy ra rách quá trời, mất công vá bịch mà lại bị nhiễm nữa.. , Khi hấp thì các bác nhớ lấy một cái bịch nilong to bỏ bông gòn vào (chỉ bông gòn thôi nhé), vì khi hấp xong lấy ra khỏi lò sẽ có nhiều bịch bị rớt cục bông ra, lượm lại thì cục bông nó nhiễm rồi, lấy bông mới chưa hấp thì cũng dễ bị nhiễm, nên hấp một bịch toàn bông không để phòng bị, cứ bịch nào mất bông là lấy bông đã hấp thế vào liền, lấy ra để một ngày cho nguội rồi cấy meo, còn nóng quá mà cấy thì meo nó chết. Như em thì cứ một muỗng cà phê meo cho một bịch. Cấy xong rồi nếu có trại trống thì treo lên dây luôn, chưa có trại trống thì cứ xếp chồng lên theo hàng, trời lạnh thì xếp chồng 5 - 6 hàng lên nhau, trời nóng thì chồng 3 - 4 hàng thôi, cứ hai hàng đấu đít bịch lại với nhau rồi chừa một lối đi, Lúc mới cấy xong thì nhìn đường meo đi sẽ biết được là đợt này nấm có đạt không, loại giống như ở em mà người ta thường hay dùng thì meo ăn nó trắng trắng hồng hồng, loại này ra nấm rất nhiều nhưng tai nấm mỏng, cục nấm nhỏ, đối với loại này thì khi meo ăn kín bịch rồi hãy rạch, còn loại nữa hay lấy ở Sở KH - CN thì gọi là bào ngư voi, loại này thì ra nấm tai nấm có màu sậm hơn, cục nấm nặng và to, tai nấm dày, loại này meo ăn chậm hơn chút, đường meo ăn tới đâu là trắng tinh tới đó, loại này thì phải để ý, meo ăn gần hết bịch rồi, còn khoảng cỡ 2cm nữa tới đáy bịch thì phải lo rạch ngay, nhưng đường rạch chỉ trong khu vực meo đã ăn rồi thôi, khi ta rạch xong rồi thì lượng không khí được tăng lên nên phần còn sót lại nó ăn mau lắm, rất mau. Đối với giống này mà để meo ăn kín bịch rồi mới rạch thì nó sẽ bị chai, đó là rạch rồi mà mãi nó chẳng chịu ra nấm, bịch nào ra thì ì à, ì ạch, hái hoài vẫn chưa tàn bịch, có khi tới cả 8 tháng trời mà chưa tàn, vừa mất công, mất thời gian mà sản lượng chẳng bao nhiêu. À, em kể chuyện ngoài lề tí, đó là đối với giống bào ngư voi, thỉnh thoảng có những bịch nó không ra cục nấm mà ra chỉ một tai, ôi trời ơi, đã từng có những tai nấm mà em đo đường kính tới hơn 35cm, dày cả hơn 2cm, nhưng chỉ là cá biệt, cái giống này khi nó ra mà thấy cục nấm ít tai thì lo hái cho sớm, hơi non tí cũng được, chứ để qua hôm sau là nhìn cục nấm hoặc tai nấm nó to đùng, nặng ịch mà đành vứt đi vì to quá bán không được. Trong thời gian trồng nấm thì nấm nó cũng có chu kỳ, cứ rộ một đợt rồi là nó sẽ giảm sản lượng trong khoảng hơn 10 ngày, trong thời gian này nó sẽ ra lai rai thôi, rồi lại rộ lên, rồi lại giảm, những ngày mà trời mưa dầm thì độ ẩm tăng cao, nấm nó ra ào ào, khổ nỗi cứ trời mưa thì nấm lại rất khó bán, tiên sư đời khổ thế chứ lị, trời mưa nấm ra nhiều thì lại bán không trôi, có đợt nấm đang 10.000đ/kg, mưa dầm vài ngày nó rớt xuống 8.000đ/kg, rồi xuống 6.000đ/kg, rồi con buôn nó không lấy nữa vì nó bán cũng không được, thế là em hái vứt xuống hồ cho cá ăn, chỉ trong hai ngày mà vứt hơn ba tạ nấm xuống hồ (đó là đã hái nấm đi cho bà con, họ hàng hết rồi đấy), cá thì rất ít ăn nấm, thế là cái hồ thối inh lên được, em thì vào trại nấm nhìn mà nẫu hết cả ruột, nấm ra ào ào trắng hết cả trại cứ như hoa, mà hái thì bán không được, không hái thì hư bịch, thế là cứ hái vứt đi. Có trại trồng số nhiều họ hái cả xe tải nhỏ chở đi khắp vùng bán, nấm đã cắt gốc, vô bịch rồi mà cứ 10.000/3kg nấm, thế mà bán cũng không trôi hết được. Rồi nữa, chuyện mối lái buôn bán, một tháng sẽ có 4 ngày lượng tiêu thụ nấm tăng vọt và giá cũng tăng vì đó là hai ngày rằm và hai ngày đầu tháng, nhưng mà mình là nhà vườn thì không được hưởng cái giá tăng đó, tại sao vậy, vì mình trồng nhiều thì phải có mối ăn giá chết, nghĩa là họ sẽ lấy một giá cố định mãi, thị trường lên thì mình cũng không được lên, nhưng mà thị trường tuột giá chừng nửa tháng thôi là mình sẽ bị trừ tiền (khổ lắm lắm các bác ạ), nấm mình ra bao nhiêu họ lấy bấy nhiêu, nhưng thường thì mưa dầm nấm ra ào ào họ chịu không nổi thì mình cũng phải mang nấm đi đổ các bác ạ.
Đã thế thường cứ tới ngày rằm hoặc mùng một là mối lái nó yêu cầu mình tăng lượng nấm lên, nhưng khổ nỗi nấm chứ có phải cái gì đâu mà muốn nó tăng là tăng được, thế là trước đó 2 - 3 ngày mình sẽ hái nấm ít lại, chừa đến đúng ngày rồi hái dồn lại cho lái, nấm ra đều còn đỡ, trúng đợt đứt nấm mà vào ngày ăn chay thì thôi rồi, tự nhiên nấm nó ra ít, sản lượng sút khoảng 1/3 thôi là lái nó gọi điện chửi ỏm tỏi lên, nó nói mình hái bán ra ngoài, phải thanh minh thanh nga đủ thứ không thôi nó cắt mối.
13/5/13
HÌNH BỘ TƯỚI: BƠM, DÂY BƠM, ỐNG CÚT T, LỌC, BÉC PHUN (ảnh của Duimoc)
---
Quân Tử
Hôm nay mới rảnh để vào tám chơi cho vui. Cám ơn 2 bạn Duimoc và Hoangkhoi đã nhiệt tình trình bày kinh nghiệm trồng nấm, cũng như những mẹo nhỏ nhưng quý giá để có thể trồng nấm tốt hơn. Có điều tôi muốn hỏi bạn Duimoc. Nếu dùng bơm cao áp nhỏ như vậy thì sức đẩy được bao nhiêu béc? và diện tích nhà trồng với máy bơm như vậy là bao nhiêu m2. Không thấy bạn nào hỏi. Đây là điều quan trọng để tạo độ ẩm nhà trồng. Hy vọng trang này ngày càng dài và nhiều bài bổ ích cho những nguời trồng nấm.
19/5/13

---
Duimoc
Chào bác: Khi bác đi mua bơm người ta sẽ báo cho bác loại nào thì phù hợp nhưng điều này không quan trọng lắm đâu.
- Khi đạt độ ẩm (đúng ngưỡng trên): nó sẽ hạ rất chậm, đương nhiên bác thiết kế hệ thống thông gió sao cho hợp lý.
- Khi độ ẩm hạ tới hạn (ngưỡng dưới): bộ điều khiển sẽ đóng mạch cho bơm chạy (giống cái điều hoà vậy)
- Linh chi thì trồng vạ vật thôi, còn phòng nuôi của em 25 m2 dùng một điều hoà hai chiều 12000 BTU + một hệ thống tưới tự động + một hệ thống chiêu sáng tự động em mua một cái bơm cũ (có 200k), đầu tiên chạy 10 béc theo tư vấn nhưng thấy độ ẩm tăng nhanh quá, ngưng giọt nhiều -> tháo bớt béc + vặn nhỏ hết cỡ + chế cái van hồi lưu + thêm cái quạt => ok (có lẽ đến 2 năm ... mà nó chưa chịu hỏng gì cả).
31/5/13
IX. HỎI ĐÁP 9: (tận dụng)
anuong689
Bác duimoc va bác hoangkho1986 cho em? các bịch nấm sò sau khi thu hoạch xong thì có thể trồng thêm 1 loại nấm nào nữa đc ko ví dụ như nấm rơm, hay phố trộn thêm bột cưa mới để trồng lại nấm sò.
21/5/13
---
Dfruit
Thực tế trồng nấm tại VN hiện nay chỉ tập trung vào hình thức mà bỏ qua yếu tố chất lượng, nếu các Bạn có khiếu ẩm thực sẽ nhận ra ngay Nấm sò , Nấm rơm trồng trên chất nền rơm rạ sẽ thơm ngọt hơn trồng trên mùn cưa vì vậy cần có thương hiệu để phân biệt chất lượng của Nấm trồng (giá có thể tăng gấp rưỡi đến gấp 2 lần so với canh tác trên mùn thải của nấm mèo). Nấm sò trên thế giới hầu hết đều sử dụng nguyên liệu chính bằng chất nền rơm rạ của lúa nước, lúa mì, lúa mạch, lúa miến, ngô. Với những chất nền này thì không cần phải qua khâu xử lý nhiệt bằng lò hấp mà chỉ ủ đống hoặc nhúng vào bể nước nóng từng khối rơm rạ là tiến hành canh tác được. Có rất nhiều phương thức, kỷ thuật canh tác nấm sò chứ không hẳn chỉ canh tác bằng túi trồng. Lượng rơm rạ cây lúa nước, cây ngô tại chỗ hàng năm của nước ta khá lớn lại rất rẽ trong khi chi phí vận chuyển, thu mua mùn thải lại quá cao sẽ hạn chế lợi nhuận cho người canh tác giống nấm này đồng thời chất lượng không cao sẽ hạn chế việc tiêu thụ của thị trường trong nước và khả năng xuất khẩu.
25/5/13
---
hoangkhoi1986
Gởi Tubeo: mùn cưa sau khi đã trồng bào ngư rồi thì nó đen thui và ngậm nước rất là nhiều, để tái sử dụng nó trồng nấm rơm thì công phơi cho nó ráo nước và chi phí khử trùng lại, bổ sung cơ chất sẽ cao lắm, thông thường là tiền cá quá tiền cơm, trên lý thuyết thì làm được và thực tế cũng làm được nhưng mà không có hiệu quả kinh tế bác à. Theo em thì ủ nó với vi sinh để làm phân bón thì tốt hơn.
Gởi Dfruit: em phản bác lại thông tin của bác tí, thực ra nấm trồng trên rơm rạ và mùn cưa là chất lượng như nhau, còn nấm dày hay mỏng, ngọt hay không ngọt là tùy thuộc vào lượng cơ chất trong môi trường giá thể, giống bào ngư nào, tưới nước nhiều hay ít, nấm hái non hay già.... Một bụi nấm hái non ăn sẽ ngọt hơn bụi nấm tai đã lớn rất nhiều, trại nấm có đủ ánh sáng (ánh sáng chứ không phải ánh nắng nhé các bác) thì tai nấm ra sẽ có màu sậm và dầy hơn, ăn cũng ngọt hơn. Bên cạnh đó nấm mà bác tưới nhiều nước quá thì bụi nấm sẽ rất nặng như mà độ ngọt khi nấu nướng và thưởng thức sẽ giảm, đặc biệt khi nấu nấm sẽ ra rất nhiều nước và đóng gói cũng sẽ rất nhanh hư.
26/5/13
---
Cuongvh
Nguyên liệu rơm chỉ dồi dào ở vùng trồng lúa như Đồng Bằng Sông Cửu Long hay Sông Hồng, còn miền Đông Nam Bộ thì ít nên giá thành cao hơn so với mùn cưa cao su, loại cây công nghiệp vốn được trồng rất nhiều ở đây. Mình đang ở Củ Chi, giá rơm trung bình khoảng 3.000đ / 1 kg, trong khi giá mùn cưa chở từ Tây Ninh về Củ Chi (cách hơn 100km) chỉ khoảng 1.000 - 1.500đ / 1kg (cả 2 trường hợp đã bao gồm công chuyên chở). Vì là nguyên liệu chính, nên sự chênh lệch giá 2-3 lần là rất đáng lưu tâm. 27/5/13
---
Quân Tử
Phần 2 bạn Hoàng Khôi viết hoàn toàn chính xác. Nấm non bao giờ cũng ngon hơn nấm trưởng thành. Vả lại 1 bịch nấm chỉ có bao nhiêu đó tơ. Khi hái nấm còn non thì lượng tơ không hao hụt nhiều nên sẽ ra tiếp, giá bán lại cao hơn nấm to nhiều. Nhiều người trồng nấm cứ tưới nước trước khi thu cho nặng nhưng bảo quản không lâu vì bị nhiễm khuẩn, nấm không đẹp, bán không được giá, thành ra lợi bất cập hại. Tốt nhất của nhà trồng là chỉ có phun hơi ẩm, nấm đẹp, bảo quản lâu, bán giá cao gấp 1,5 đến 2. Do điều kiện VN chưa có ai dùng máy phun hơi ẩm nên kẹt quá thì phun mù cũng có thể chấp nhận được. Còn tưới nước ồ ạt thì chỉ có thua.
27/5/13
---
Quân tử
He he, khi nấu nướng thì nấm nào cũng ngọt y như nhau, do đó không thể bàn cảm quan hay khẩu vị được. Nấm cần cellulose để làm chất kiến tạo và các chất khác để có thể hình thành được nấm mà chúng ta ăn, vì vậy điều quan trọng để có nấm ngon là khâu phối chế nguyên liệu, cung cấp đủ đạm đường, béo, khoáng, trung lượng, vi lượng... Khi hình thành nấm đòi hỏi các điều kiện tự nhiên bên ngoài nữa. Vì vậy những chất nào cung cấp nguồn cellulose đều có thể trồng nấm được, bao gồm mạt cưa gỗ các loại, rơm rạ lúa mì, lúa nước, cỏ, cùi bắp, thân cây bắp, lục bình, lá chuối, bông thải... Còn việc có cảm tưởng nấm trồng trên cơ chất này hôi hơn cơ chất kia là đôi khi ta tưởng voi, à quên tưởng tượng. Còn giá là tùy vào thị hiếu và thị trường, không tùy vào ta trồng trên gì đâu. Còn nấm rơm trồng trên mùn cưa sau khi trồng các loại nấm khác như mèo, bào ngư, linh chi vẫn được. Vì nấm rơm có hệ men phân hủy yếu, không thể phân hủy lignin nên khi trồng trên bã mạt cưa còn lại thì năng suất cũng vẫn cao nếu biết phối chế nguyên liệu. Tai nấm có thể to hơn trứng gà công nghiệp. Ăn cũng vẫn ngon như thường.
27/5/13
---
anuong689
Bác QuânTu và các bác khác có thể nói rỏ chỗ phối trộn thêm cái gì vào và bớt cái gì không? em thấy hơi tiếc khi trồng xong nấm bào ngư thì vứt bỏ hết bịch đã trồng xong nhà em không trồng cây gì nên không ủ phân làm gì nên thấy hơi tiếc nên mong các bác chỉ điểm cho em và mọi người cùng học hỏi thêm kinh nghiệm.
27/5/13
---
hoangkhoi1986
Thực ra vấn đề tái sử dụng mùn cưa sau khi trồng bào ngư là một vấn đề rất đáng quan tâm, nhưng mà các bác phải lưu ý vấn đề này nhé : chất lượng mùn cưa (hoặc rơm rạ) là một vấn đề tối quan trọng, vì cho dù có bổ sung cơ chất nhiều đến thế nào đi nữa cũng có một giới hạn không thể vượt qua mà nếu vượt quá thì xảy ra tình trạng meo không bắt được vì bị ngộ độc giống. Em đã từng có những đợt mùn cưa kém chất lượng (người bán họ trộn lẫn mùn cưa đã trồng qua bào ngư vào xe mùn cưa mua về), và ngay đợt nấm đó là biết tay liền thôi, vẫn quy trình và lượng dinh dưỡng bổ sung như vậy mà bịch hái cỡ 3 tháng là đen thui, tàn hết, năng suất thì giảm thấy rõ. Cũng đã có đợt em trộn mùn của đợt trồng bào ngư trước thải ra vào đợt trồng mới (tỉ lệ là 20%), tỉ lệ NPK tăng lên 10%, cám tăng lên 15% nhưng mà vẫn không lại, chất lượng, năng suất và thời gian thu hoạch đều bị giảm xuống nhiều, vì vậy bác nào định tái sử dụng mùn thải của bào ngư trồng nấm tiếp tục thì nên tính cho kỹ nhé.
28/5/13
X. HỎI ĐÁP 10: (nấm mốc cam)
cuongvh
Các bác cho em hỏi nguyên nhân, cách phòng ngừa, và cách trị nấm mốc cam (Neurospora sp.) với. Đợt trồng đầu tiên bên em bị nhiễm nấm mốc này nhiều quá. Em tìm hiểu trên mạng thì thấy thông tin như sau: Nấm mốc màu hồng (mốc cam). - Biểu hiện của nấm mốc là sinh trưởng ở nơi ẩm ướt, mọc và lan truyền rất nhanh, ở nhiệt độ 25oC chỉ hơn 20 giờ đã mọc dầy bề mặt môi trường và sinh ra nhiều bào tử màu hồng (ta thường gọi là mốc hoa cau). Loại mốc này thường thấy nhiều ở nút bông ướt, ở những túi bị vỡ hoặc rách túi nilon khi trồng nấm trên bịch mùn cưa. Biện pháp khắc phục: Sau khi hấp không để bị ướt nút bông. Cẩn thận không để rách, vỡ túi khi hấp và vệ sinh nơi cấy giống hàng ngày.
17/7/13
---
hoangkhoi1986
Cái này là cấy meo xong rồi bác không xịt thuốc nên bị nè, bác có thể mua các loại thuốc có mùi mạnh hoặc là thuốc có chứa hoạt chất abamectin xịt là hết, bởi vì phần lớn bị tình trạng như trên là do cấy meo xong có cái con nó bay bay như con ruồi giấm nó bu vào, và nó mang theo bào tử loại nấm đó và lây lan rất nhanh, thiệt hại đôi khi lên tới gần 50% luôn đó.
20/7/13
---
cuongvh
Bác Dfruit có hình ảnh về nhà che bạt kín không, chia sẽ cho em học hỏi với. Cảm ơn Bác.
26/7/13
---
Dfruit
Nhà phủ bạt thì đơn giản mà, có loại nilon màu tối dày thì rẻ tiền , còn loại vải dù thì đắt hơn, tùy điều kiện mỗi người. Khổ bạt có thể may nối lại cho vừa vời kích thước từng nhà trồng. Điểm quan trọng là phía dưới đáy phải còn dư vài tấc để tấn kín lại. Mỗi bộ bạt sắm thêm ( đã có nhà trồng nấm) có thể tiết kiệm cơ động tháo rời dùng cho công đoạn xông khói khử trùng của nhiều nhà trồng. Ngoài ra theo mình nghỉ lĩnh vực này có thể làm dịch vụ khử trùng cho cả khu vực (tương tự như dịch vụ xông hơi khử trùng đất ở các vườn rau, hoa Đà Lạt).
[​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
26/7/13
---
lehiep9999
* Gói thuốc xông khói thay formandehid ở VN có bán không bác Dfruit nhỉ?
* Em thấy nấm mèo mùa 1 từ tháng 4-7 thì tai nấm mỏng hơn mùa 2 từ tháng 9-12, có phải vì thời tiết lạnh hơn không nhỉ?
* Trại nấm như hình em gởi, mình che thêm bạt phần hở (từ mái xuống) thì xông khói có hiệu quả không nhỉ?
[​IMG]
26/7/13
---
hoangkhoi1986
Em giúp bác Dfruit trả lời cho bác, cái đó không phải là gói thuốc bác à, nó là dung dịch formandehid dạng lỏng trong suốt, thuốc tím ở dạn khan, khi xông hơi thì bác không cần chính xác quá, chỉ cần tính diện tích trại và chia ra cần bao nhiêu điểm phát thải, nếu không gian kín hoàn toàn thì từ 40 - 50m2 một điểm phát thải, nếu không kín hoàn toàn thì bác bịt kín lại chứ để hở thì có tăng số lượng điểm phát thải lên cũng không đạt kết quả mấy. điểm phát thải là thế này, bác dùng một cái chén sành nhỏ, bác cho thuốc tím khan vào, rồi chế formandehid vào, hai cái chất nó nó sẽ phản ứng, bác sẽ thấy nó sôi lên rồi bốc hơi lên, hơi đó rất nồng và cay mắt, và phản ứng xảy ra rất nhanh, vì vậy bác phải tính trước là bao nhiêu chén, đặt sẵn chén và bỏ thuốc tím khan vào chén trước. Sau đó bác sẽ cầm bình formandehid đi và chế vào các chén, bác nhớ là đi giật lùi từ phía sâu trong trại lùi ra phía cửa nhé, nếu bác làm ngược lại là chế từ phía cửa vào phía sâu trong trại thì khi xong rồi bác mới chạy ra thì......... em sẽ rất buồn đấy, vì bác sẽ chảy nước mắt nước mũi tùm lum và ho sặc sụa đấy. Mong bác nhớ điều nhỏ nhặt nhưng rất quan trọng này, vừa nhanh chóng lại vừa tốt cho sức khoẻ bác.
Còn hình cái trại bác đưa lên là họ có phủ bạt hai bên đó, nhưng họ cuốn lên khi trời mát hoặc là khi thu hoạch, xong rồi lại hạ xuống, cũng có khi trời nóng quá họ cuốn lên để thông gió hạ nhiệt độ. Bác để ý kỹ tấm hình là biết. Chúc bác thành công.
26/7/13
---
cuongvh
Một số người nói không nên trồng nấm rơm và nấm bào ngư gần nhau, tối thiểu phải cách 1-2 km. Theo các bác thì việc này đúng hay sai, có cách nào trồng chung 2 loại này trong 2 nhà trồng sát nhau không ạ? Em đang trồng bào ngư trắng, và dự định trồng thử nghiệm nấm rơm trong nhà phủ nilon kín (nhà bạt kín). Cảm ơn các Bác trước.
28/7/13
---
hoangkhoi1986
hì, em không hiểu sao người ta nói vậy, nhưng mà em có cái này giúp bác, đó là nhiệt độ lạnh thì nấm bào ngư sẽ ra tai nấm chắc hơn, dầy và nặng hơn. Và bác muốn nó dầy và nặng hơn nữa thì bác làm thêm vài ô cửa lấy ánh sáng bằng 2 lớp nilong, một lớp có màu, một lớp nilong trong không màu, khi buổi sáng nắng lên bên này thì bác mở cửa ở phía ngược lại, bác cuốn bạt màu lên, còn lại bạt nilong trong, nó sẽ lấy ánh sáng vào trại mà không lấy ánh nắng, đến khi nắng chiếu qua phía bên kia thì bác sập bạt màu bên đó lại và lại mở bạt bên này. Em lưu ý là bác cuốn bạt màu lên còn bạt nilong trong giữ lại, cái này em đã thử nghiệm và đạt kết quả như mong muốn, cơ chế của nó như này, nếu bác cuốn hết bạt lên thì gió sẽ vào trại nhiều, độ ẩm sẽ giảm và các mụt nấm sẽ bị khô và rất khó ra, giảm năng suất, vì vậy ta làm 2 lớp ở các ô cửa, khi cuốn lớp bạt màu lên thì vẫn còn lại lớp nilong trong, trại vẫn kín để đảm bảo độ ẩm mà lại có ánh sáng (bác nhớ là ánh sáng chứ không phải ánh nắng nhé). Khi có ánh sáng thì tai nấm sẽ dầy hơn, nặng hơn và đặc biệt là có màu xám đậm hơn, kể cả giống bào ngư trắng thì khi có nhiều ánh sáng nó vẫn sẽ xám lại, và cảm nhận ăn nấm của riêng em thì ăn nấm xám ngon hơn nấm trắng vì nó dầy và ngọt hơn, dòn hơn..
---
lehiep9999
Nấm sò có trồng gần hoặc chung trại với nấm mèo được k ạ,tại vì về mùa 3 thì em không trồng nấm mèo mà trồng nấm sò
* Gói 4000đ/ gói mua ở đâu vậy bác Dfruit?
Xin cảm ơn bác Dfruit, Hoangkhoi1986
28/7/13
---
Dfruit
Nấm bào ngư (Nấm sò) như Bạn Hoangkhoi nói thích hợp cho khu vực có nền nhiệt độ mát là chính xác (18 - 28 độ C), còn Nấm rơm lại là chủng nấm cần nhiệt độ cao 30 - 35 độ C . Vì vậy để mang lại hiệu quả kinh tế cao 2 chủng nấm này không nên khai thác cùng khu vực. Nấm mèo và Nấm sò thì có thể khai thác cùng 1 chổ luôn cũng còn được.
Thật ra khi bịch đã chạy sợi rồi thì không còn sợ ô nhiễm qua lại của 2 chủng nấm.
[​IMG] [​IMG]
Gói thuốc Xông khói khử trùng mua ở tận TQ. Nghề Nấm ăn tại VN chưa hình thành được ngành sản xuất và canh tác nên chắc có lẽ vì thế mà các cty Nông dược không nhập về bán hoặc tự sản xuất để cung ứng cho thị trường. Nếu chưa có Bạn tạm thời ứng dụng fomandehit với thuốc tím vậy.
29/7/13
---
lehiep9999
[​IMG]
Đây là nấm bào ngư phải không bác Dfruit? trồng giữa vườn bắp lạ quá
* Em thấy nhà che bạt kín trong hình của bác Dfruit nó hơi thấp, mà phủ bạt thì đỡ lây bệnh nhưng mà trại chắc nóng lắm.
29/7/13.
---
hoangkhoi1986
hì hì, bác Quân tử này, chưa đọc kỹ gì đã vội phản bác người ta rồi, việc lấy sáng từ trên nóc trại xuống là đúng, cái em muốn góp ý ở đây là làm thêm cửa có lớp nilong trong để lấy thêm ánh sáng tán xạ để tăng thêm năng suất và tai nấm sẽ dầy và nặng, chắc hơn. Còn việc trồng hoàn toàn trong bóng tối em cũng đã thử nghiệm rồi, trồng hoàn toàn trong tối và trại kín, rất kín thì sẽ xảy ra những vấn đề sau:
1 : Tai nấm sẽ rất trắng và mỏng manh
2 : Độ ẩm sẽ giữ trong trại sau mỗi lần tưới rất lâu. Kết quả là tai nấm sẽ bị ướt và ngậm nhiều nước.
3 : Khó khăn trong quá trình thu hái nấm.
4 : Dễ phát bệnh và bịch hay bị dư nước và thối trước khi hết chu kỳ (dù bịch vẫn còn cơ chất, còn nặng, meo vẫn trắng nhưng bóp bịch mềm nhũn).
29/7/13
---
hoangkhoi1986
Việc trại thấp hay cao không ảnh hưởng nhiều đến nhiệt độ trại nấm bác à, mà cái ảnh hưởng nhiều nhất lại là chất liệu làm trại, một số người có tiền họ làm trại khung sắt mái tôn đắt tiền mà nóng kinh hoàng luôn, được mỗi cái là bền và sử dụng lâu thôi. Còn bác lợp mái và vách bằng lá dừa nước hoặc tranh thì mát lắm, vô tư đi bác, làm cao quá nó có cái dở của nó là dễ bị tốc mái lắm.
29/7/13
---
Dfruit
2 tấm ảnh trên là sự kết hợp độc đáo hiệu quả trong canh tác Ngô, Nấm. Tầng đất mặt: chôn túi nấm sò; tầng trung gian: treo bịch nấm mèo.
Để giải thích cho câu hỏi của Bạn "Nấm sò và nấm mèo có thể trồng gần nhau được không ?"
Ngô là loài thực vật trong quá trình trao đổi chất, chúng hấp thụ oxy và nhả ra khí CO2, còn với nấm thì ngược lại. Trong quá trình tăng trưởng trao đổi chất, chúng kết hợp hổ tương với nhau một mặt sẽ giúp cho năng suất ngô cao hơn, mặt khác độ ẩm, môi trường ánh sáng khuyết tán trong rẫy ngô sẽ giúp nấm phát triển tốt mà không cần phải tốm kém chi phí đầu tư nhà nấm. Đây là giải pháp khả thi đầy triển vọng cho bà con nông dân miền núi cải thiện thu nhập trên đất canh tác ngô.
- Bạn Lehiep có nêu ra câu hỏi : " nhà che bạt thấp chắc nóng lắm " . Chúng ta cần phân biệt rỏ ràng 2 khái niệm tự nhiên của môi trường là nóng và hầm (theo nghĩa tiếng Việt). Nóng là khi nhiệt độ tăng cao , còn hầm là khi khu vực có độ ẩm cao. Với trường hợp nhà che bạt kín một cảm giác hầm hập khi ta ở trong môi trường đó thường nghĩ là nóng bức, khó chịu, đó là do giác quan cảm nhận mà thôi chứ nhiệt độ thì có thể không cao.
30/7/13
XI. HỎI ĐÁP 11: (meo bị chai)
lehiep9999
Em trồng thử ít linh chi, đưa hình lên cho các bác xem, loại này ăn meo rất lâu, tỉ lệ sống thấp quá em trồng trên mùn cưa, Bác nào trồng nhiều rồi xin chỉ thêm cho em ít kinh nghiệm (Em không biết cách upload hình lên diễn đàn, nên up lên face lấy link)
[​IMG] [​IMG] [​IMG]
1/8/13
---
Dfruit
Bạn trồng kiểu này thì có qua 3 mùa cũng không thể rút tỉa được kinh nghiệm trồng Linh Chi, đây là khó khăn mà hầu hết mọi người mong muốn trồng thử loại Nấm này thường mắc phải. Nó không phải lỗi ở người trồng mà là lỗi của người bán túi trồng. Quy trình trồng Nấm bịch nói chung được chia làm 2 giai đoạn chính, môi trường sinh trưởng có khác biệt nhau:
- Giai đoạn ủ sợi: Khi sợi đã lây lan toàn phần, túi phủ trắng sợi. Khi ấy người bán mới cung cấp cho thị trường canh tác và như vậy người mua bắt buộc phải hợp đồng đặt hàng trước. Mọi tổn thất về ô nhiễm túi trồng (thường phát sinh trong giai đoạn này, túi không thể lây lan toàn phần) người bán phải chịu.
- Giai đoạn trồng và chăm sóc quả thể: khi người mua mang túi đã hoàn chỉnh giai đoạn sinh trưởng sợi nấm về trồng mới mở nút bông cho Primordia nấm trưởng thành vươn ra ngoài túi trồng. Quy trình kiểm soát của giai đoạn này khác với giai đoạn nuôi sợi về ánh sáng, không khí, độ ẩm, nước tưới ...
Tổn thất của người trồng thường rơi vào các trường hợp như: côn trùng phá hoại, tai nấm bị úng thối, teo, hoặc không ra nấm. Đó là do kỷ thuật canh tác. Còn trường hợp túi bị ô nhiễm là rất thấp (vì khi túi trồng đã lây lan sợi rồi, thì hiếm khi bị nấm hại tấn công (giống như sự đề kháng khi ta chủng ngừa vậy).
Ở ta do người mới trồng thử nghiệm nên không biết những nguyên tắc này. Người bán túi vừa muốn mau thu lợi, vừa muốn chia bớt tổn thất, nên túi cấy meo chưa đủ thời gian đã bán cho thị trường. Khi thay đổi môi trường lúc túi đang chạy sợi thì tổn thất rất cao mà không thể biết hết nguyên nhân để rút kinh nghiệm cho những lần sau. Tốt nhất là khi mua túi nên giao kèo hợp đồng trước.
1 là chỉ nhận túi đã lây lan toàn phần, 2 là có thể mua túi vừa mới cây meo xong, tùy theo giá cả thỏa thuận giữa 2 bên, sẽ an toàn hơn là giải pháp nữa vời như hiện nay.
1/8/13
---
lehiep9999
Túi phôi em tự tay làm chứ không mua bác Dfruit ơi. Loại này nó khó chạy sợi hơn nấm mèo nhiều, có khi nó không chạy sợi luôn Em nghĩ chắc tại giống meo quá.
2/8/13
---
Dfruit
Trên mấy tấm ảnh mình thấy sợi nấm lây lan từ giữa và dưới đáy lên miệng túi thì hơi lạ. Thông thường meo khi cấy thì đưa vào miệng túi và nó sẽ lây lan từ miêng xuống đáy?
- Meo khi chọn mua về , thường thì ta thấy bịch meo trắng toàn phần thì nghĩ rằng đây là bịch meo chất lượng tốt (vì không bị ô nhiễm theo quan sát bằng mắt thường) , tuy nhiên có một sơ suất nhỏ mà ta ít để ý đó là: bịch meo đã bị lão hóa (do người sản xuất meo lưu trữ quá lâu "hàng tồn"). Những bịch meo này khi cấy sẽ rất yếu. Lỗi này ít khi mắc phải đối với những nơi cung cấp uy tín có nhiều khách hàng.
2/8/13
---
Lehiep9999
Vâng, thường thì sợi nấm lan từ trên xuống, em chả hiểu sao nữa. Còn meo thì bác yên tâm, không rơi vào tình huống trên rồi
* pha trộn thì em tham khảo tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=Gi1bGW6T0mA
- NL: Mùn cưa cao su, bột bắp, vôi và phân DAP (phân hòa với nước rồi tưới lên mùn)
- Hấp ở 100 độ C trong 5 tiếng
- Còn chăm em học theo clip trên.
2/8/13
---
Dfruit
Một video mang tính giáo dục tuyên truyền cộng đồng của một trung tâm cấp bộ mà quá nhiều thiếu sót cơ bản, thật là không xứng tầm.
Linh chi là một loại Nấm thích hợp tăng trưởng trong môi trường hơi acid và thông thoáng.
- Dăm gổ tốt hơn mùn cưa mịn
- PH khoảng 5 - 6
- Thời gian hấp tính từ lúc phòng hấp đạt 100 độ C, cần thêm 5 giờ hấp nữa để cho cám gạo, bột ngô chín và phân rã trong giá thể. Trong thời gian ủ sợi độ ẩm phòng cần đạt khoảng 70%, nhiệt độ khoảng 28 - 32 độ C. Ánh sáng không cần thiết.
Trở lại: túi của Bạn có lẽ là thiếu nước trong quá trình phối trộn (trên miệng túi bị khô, nước đọng dưới đáy nên sợi ăn lan từ dưới lên, khi tưới nó sẽ tiếp tục quá trình lây lan nhưng chậm vì vừa nuôi quả thể vừa tiếp tục sản sinh sợi nấm). Những túi lan 1 phần là do bị nhiễm khuẩn nấm hại tạo lớp phân cách, sợi sẽ không ăn lan tiếp qua lớp phân cách. Bạn tiếp tục theo dõi những diễn biến để hiểu và rút kinh nghiệm cho những đợt sau. Không nên nản chí. Chúc thành công.
2/8/13
---
cuongvh
Em đang trồng bào ngư trắng. Các bịch phôi em cấy mẻ đầu tiên đang nhú ra ở nút bông, chỗ bịch bị rách như thế này có ổn không các Bác ơi.
[​IMG] [​IMG]
---
hoangkhoi1986
Bịch của bác đã quá già mà bác không rạch bịch dẫn đến nấm tới thời kỳ ra mà không có chỗ ra nó phải tòi ra chỗ cục bông, nói vui vẻ thì nó giống như kiểu thanh niên mới lớn "tức hạ phá thượng" vậy. Bác để như vầy thì xem như năng suất đợt này giảm ít nhất 15% rồi...
3/8/13
---
lehiep9999
Em thấy có rách bịch nó cũng phải ăn meo & nấm nhú ra như hình em chứ.
Mới nhú nhú [​IMG]
Tai nấm to [​IMG]
---
hoangkhoi1986
Bịch của bác nấm mới ra đợt đầu mà tai mỏng vậy là có hai khả năng, một là thiếu cơ chất hoặc là trộn quá nhiều mùn cũ, hai là giống nấm có vấn đề đấy, bác xem lại nhé.
3/8/13
---
lehiep9999
Vâng, em mua bọc nấm mèo bị hỏng về trồng, trộn khá ít cơ chất. 2 thiên bọc em trộn 3kg phân DAP và 15kg bắp thôi, đợt rồi 1 trại 10 thiên em thu được 3 tấn thui.
3/8/13
---
cuongvh
Cảm ơn Bác HoangKhoi. Kỳ này đi buôn lỗ vốn rùi
4/8/13
---
anuong689
bác hoangkhoi1986 có thể nói rõ hơn vấn đề này được không, ý là em hỏi làm thế nào để biết bịch đã tới giai đoạn cần rạch mà không để quá già hay quá non?
5/8/13
---
hoangthuy.ts49
Các bác có ai trồng nấm rơm bằng gói chưa cho e hỏi khi mình cấy giống cấy 2 đầu hay ở giữa vậy?
---
cuongvh
Theo em biết thì cấy 2 đầu. Em đã từng tham gia tập huấn mô hình này ở 1 hộ gần nhà. "Cấy meo phải cấy 2 đầu. Đưa meo vào nửa ngón tay là tốt nhất."
5/8/13
---
hoangthuy.ts49
Mình làm meo bằng hạt thóc thì làm sao đưa vào được, chỉ có thể rải 2 đầu ở ngoài thôi.
6/8/13
---
anuong689
Các bác giúp em, em mới tập trồng nấm bào ngư trên mùa cưa keo lá tràm, em trồng 300 bịch sau khi cấy meo xong thì có khoảng 100 bịch ăn được một phần thì đứng im lặng luôn còn lại 200 trăm bịch kia ăn gần hết bịch rồi, xin các bác chỉ điểm cho em nguyên nhân của việc tơ nấm ăn được một phần rồi đứng im và cách khắc phục hiện tượng trên?
Cho em hỏi luôn, em 100 bịch kia phối trộn với mùa cưa mới tiếp tục trồng được không ạ?
13/8/13
---
hoangkhoi1986
Vấn đề của bác thì theo em nghĩ là do bịch khô quá, thiếu nước nên khi meo ăn tới gần hết bịch thì đứng, nếu đúng vậy thì bác cầm bịch lên sẽ thấy nó khá nhẹ, còn nếu dư nước thì bác nhìn là biết liền, phần dư nước nó sẽ bị đọng nước và sẫm màu lại, meo cũng ăn tới đó rồi đứng. Còn trường hợp nữa là do trại thoáng quá, nhiều gió vào mà không khí xung quanh thiếu độ ẩm thì trong quá trình ăn meo bịch cũng sẽ bị mất nước và khi ăn đến gần hết bịch thì nó sẽ thiếu nước và đứng lại, nếu có thể bác chụp hình lên thì dễ tư vấn hơn.
15/8/13
---
cuongvh
Bác HoangKhoi cho em hỏi có cách nào khắc phục tình trạng tai nấm bị quéo như thế không ạ? Nấm bên em đang ra lai rai cả tuần nay mà mối nó chê, không bán được, rầu quá. Em đã rạch bịch được 1 tuần rồi, những tai nấm ra ở chỗ rạch cũng bị quéo như vậy. Tai nấm bên em cứ lớn 1 tí lại bị quéo.
[​IMG] [​IMG]
Tình trạng tai nấm bị quéo, quăn như thế có thể do pH thấp không ạ? Tai nấm bị quăn và già (chuyển qua màu vàng và phát tán hậu bào tử) rất nhanh. Nguồn nước giếng bơm ở khu vực em có pH = 5.2 thôi. Nếu pH thấp là nguyên nhân, vậy em có nên thử khắc phục bằng cách pha vôi vào nước để tưới không?
16/8/13
---
lehiep9999
Chào mọi người, em đang định trồng bào ngư xám mà nghe Chú đi trước trồng bảo là năng suất không cao So với bào ngư trắng thì bào ngư xám có khó trồng không ạ? ai trồng qua cho em biết với.
16/8/13
---
Dfruit
Nếu trồng ở Bình Phước thì Bạn nên trồng vào mùa lạnh (tháng 12 - 02) , còn nếu muốn trồng thương mại liên tục trong năm thì nên lên Lâm Đồng, Đak Lak mở trang trại phát triển. Các chủng loại Nấm Sò Nâu, Vàng, Xanh, Xám nhiệt độ thích hợp của chúng từ 18 - 28 độ C. Trồng Nấm Bạn phải tìm hiểu nhiều về thuộc tính và môi trường sống của chúng mới có thể mang lại thành công chắc chắn. Còn cứ như mò mẫm thử nghiệm chạy theo phong trào, bầy đàn thì vừa mất thời gian, công sức và cả tiền bạc nữa. Ở khu vực Bạn tốt nhất là chỉ nên trồng thương mại với Nấm Linh Chi, bảo đảm thắng chắc vừa được vùng khí hậu, lại vừa được nguồn nguyên liệu dồi dào (mùn cưa, cành nhánh cây cao su). Từ tháng 10 - tháng 3 có thể trồng Nấm mèo, nấm sò trắng.
16/8/13
---
Dfruit
Vấn đề tai nấm bên em cứ lớn 1 tí lại bị quéo, bạn kiểm tra lại độ ẩm của khu vực trồng, thời kỳ đậu quả phải đạt từ 85 - 95% mới được. Với những ngày có gió lớn nên che chắn nhà Nấm lại vì rất dễ mất nước. Nền nhà nấm nên xử lý bằng đất nện, hoặc lót gạch tàu, nó sẽ giúp ổn định độ ẩm tốt hơn (không nên tráng xi măng). Chú ý độ ẩm khác với tưới ẩm nhé, vì cứ tưới liên tục sẽ dễ làm thối tay nấm. Có một kỷ thuật khá hay giúp kiểm soát độ ẩm, ít tốn công chăm sóc: trong nhà đất nện, đào rảnh mương (sâu 40cm, ngang 40cm, bơm nước vào. Tùy theo diện tích nhà nấm Bạn có thể đào 1 hay nhiều mương , nhớ rắc vôi dưới nền ngừa nấm dại nhé.
16/8/13
---
hoangthuy.ts49
Các bác có cách gì diệt nấm mốc xanh không? Em đang trồng nấm rơm mà mốc xanh lên nhiều quá, em đang tá hỏa lo lắng đây.
18/8/13
---
Dfruit
Sản xuất Nấm mà Bạn lại hỏi cái diệt Nấm thì không biết Bạn đã thông hiểu được bao nhiêu % về nghề trồng Nấm?
Nghề trồng Nấm xin gợi ý cho các Bạn là phải hiều nó thật nhiều trước khi triển khai (ngay cả trong giai đoạn trồng thử nghiệm) . Ít nhất là hơn 80% thì tỷ lệ rủi ro, thiệt hại của nghề sẽ giảm đáng kể. Về phòng trừ dịch hại nên thiên về phòng ngừa hơn là điều trị. Chỉ có thể tư vấn cho Bạn cách phòng ngừa cho đợt sau thôi: Nấm hại chủ yếu là nấm ma, Trichoderma, Penicillium và Coprinus.
- Khử trùng phải đầy đủ (khi ủ nhiệt , nhiệt độ đống ủ phải đạt từ 60 - 80 độ C, và lượng vôi bổ sung sao cho pH của đống ủ phải trên 10)
- Hàm lượng đạm của đống nguyên liệu không nên quá cao (nếu tưới phân ure hoặc bổ sung dưỡng chất, độ đạm không nên vượt quá 4%, đạm cao là môi trường tốt cho nấm Trichoderma, Penicillium phát triển) .
- Độ pH của giá thể khi cấy giống cần điều chỉnh thích hợp (Nấm Rơm phát triển tốt với môi trường có độ pH cao từ 7,5 - 8,5, và đây là môi trường có thể trừ khử nấm hại).
- Nhiệt độ khu vực thấp dưới 28 độ kể cả vào ban đêm thì không nên trồng nấm rơm. Nếu trồng trong nhà phải có hệ thống gia nhiệt (nhiệt độ cao sẽ hạn chế Nấm hại cạnh tranh với Nấm Rơm).
- Độ ẩm trong giá thể từ 65 - 70% , độ ẩm không khí 85 - 95% - Trồng trong nhà thì cần khử trùng trước khi đưa vật liệu vào canh tác
* Có một thông tin rất thú vị là: với công nghệ canh tác theo đúng quy trình kỷ thuật thì năng xuất bình quân trồng Nấm rơm tại TQ đạt khoảng 30% trên trong lượng vật chất khô (1 tấn rơm rạ thu hoạch 300kg nấm). Năng suất tối ưu của một số vùng như Quảng Đông , Quảng Tây có thể đạt từ 50 - 60%.
18/8/13
---
Dfruit
Bạn hoangthuy.ts49 thân: Nấm hại và Nấm Trồng cũng là Nấm vì vậy khi Bạn diệt nó vô tình sẽ diệt luôn cả Nấm của Bạn trồng, vì vậy phòng ngừa là giải pháp hiệu quả nhất. Với Nấm rơm thì quá trình ủ nhiệt là rất quan trọng. Nhiệt độ đống ủ phải từ 60 - 80 độ C. Nếu Bạn chỉ trồng thử nghiệm với khối lượng rơm rạ ít thi rất khó ủ để đạt được nhiệt độ khử trùng. Đồng thời thông qua quá trình ủ nhiệt rơm sẽ chín, dễ mục nát giúp cho sợi nấm chuyển hóa vi sinh giá thể nhanh và mạnh hơn, đồng nghĩa với năng suất cao hơn.
Về câu viết: phải thông hiểu hơn 80% cho lĩnh vực trồng nấm là vì: có một số người canh tác chỉ chạy theo phong trào, thấy người xung quanh trồng thì mình cứ thử trồng, học hỏi và được hướng dẫn sơ sơ là cứ trồng, thắng thì không biết mình làm có đúng hết chưa hay do sự thuận lợi của thời tiết, bại không biết do nguyên nhân gì ...
Kiến thức cơ bản nghề trồng nấm là: môi trường (độ pH), nhiệt độ, độ ẩm (cho từng giai đoạn tăng trưởng), ánh sáng (yếu hay khuyết tán), thông khí (O2, CO2), xử lý nguyên liệu (hấp nhiệt hay ủ nhiệt), giải pháp phòng ngừa dịch hại (tên loại côn trùng, nấm hại nào sẽ tấn công).
Mình không biết là Bạn trồng ngoài ruộng hay trong nhà, mình có nhiều thông tin cụ thể cần hỏi. Bạn và nhiều giải pháp sửa đổi giúp bạn thành công hơn.
Liên hệ với mình:
dunguyen1203@ gmail.com
ĐT: 0919897448
Thân
21/8/13
---
Dfruit
Đồng Nai là thủ phủ cùa nghề sản xuất Nấm mèo, thực ra do thuận lợi về vùng nguyên liệu chứ về điều kiện môi trường thì rất kém so với một số vùng. Năng suất bình quân ở Đồng nai không cao, nguồn lợi thu được đa số là bán túi trồng (có Doanh nghiệp bán 2 - 4 triệu túi/năm nhưng họ chỉ trồng khoảng 200 ngàn túi thôi, không dám trồng nhiều) . 1 năm chỉ trồng được tối đa 2 vụ. Ở Lâm đồng thì có thể trồng quanh năm 4 - 6 vụ. Nếu bạn trồng chơi một vài trăm túi để thử nghiệm với nghề thì không cần phải lo lăng gì về đầu ra, thu nhập ... nhưng nếu Bạn mong muốn chuyên tâm và phát triển với ngành nghề này lúc nào rảnh vào TP, mình sẽ tư vấn, hướng dẫn cho. Nói chuyện và xem toàn bộ quy trình canh tác từ A - Z thì sẽ được nhiều và rỏ ý hơn . thân.
21/8/13
---
Dfruit
Bạn cuongvh thân! Bất cứ lúc nào, mình luôn sẳn sàng hỗ trợ trao đổi với tất cả Anh em (thật tình nói thì được nhiều hơn chứ gõ chữ thì không hết nghĩa được). Mình ở Quận Bình Tân, gần đường Tân Kỳ, Tân Quý. Có dịp rảnh xuống đây uống cà phê đàm đạo với mình nhé.
ĐT: 0919897448
dunguyen1203@ gmail.com
21/8/13
XII. HỎI ĐÁP 12: (nguyên nhân thất bại)
anuong689
Em trồng thử được 360 bịch thì hư hỏng hết 290 còn 60 bịch. Mong các có kinh nghiệm chỉ giúp dùm em.
26/8/13
---
hoangkhoi1986
Bịch của bác hư nhiều vậy có nhiều nguyên nhân nhưng có hai nguyên nhân lớn nhất là: Quy trình hấp chưa đạt, Meo có vấn đề hoặc là quá trình cấy meo có vấn đề nên bị nhiễm khuẩn. Bác đăng qui trình hấp và cấy meo lên rõ ràng hơn thì mọi người dễ giúp bác hơn, tình trạng này không phải là bịch bị thiếu nước rồi.
26/8/13
---
anuong689
Vâng xin trình bày lại cách trồng của em mong mấy bác giúp đỡ. Em mua trên 300kg mùa cưa keo lá tràm ủ trên 15 ngày em có phối trộn 0.5kg ure, 0.5kg đường, 0.5kg DAP. Em hấp thủ công bằng thùng phi mỗi lần hấp 60 bịch em có 2 thùng phi nên hấp 3 lần, meo thì em mua ở công ty giống, cấy meo xong em chấn thành đống vào, em để ý thấy các bịch cấy meo xong tụi nó ăn đồng loạt tới 1 phần 3 bịch rồi đa số bịch bắt đầu hiện tượng meo ngừng ăn như vẫn có một số bịch ăn được nữa và ăn hết (20 bịch thôi, em đếm lại rồi huhhhu). Mong mấy bác chỉ ra nguyên nhân thất bại và các bác có thể hướng dẫn em cách kỹ thuật trồng nấm bào ngư trên mùa cưa keo lá tràm.
<đợt vừa rồi lỗ 1triệu> em chân thành CẢM ƠN
27/8/13
---
rubic
Tỉ lệ phối trộn của bạn như vậy là quá nhiều phân vô cơ, theo một số tài liệu mình đọc thì liều lượng cần thiết tối đa khi bổ sung vào mạt cưa đối với ure và D.A.P là 0,5 phần nghìn (0,5kg/tấn). Các bịch tơ chưa ăn hết nếu không có màu sắc lạ thì bạn cũng không đến nỗi mất trắng, chỉ ảnh hưởng đến năng suất thôi. Bạn cấy meo được bao nhiêu ngày rồi, lúc đóng bịch có nén mùn cưa quá chặt?
30/8/13
---
anuong689
uh cả 40 ngày rồi nó không ăn gì nữa huhuhu không biết có hề vốn không, em nén hơi chặt bịch, các bác chỉ bảo theo em với?
---
Quân Tử
Giúp gì được. Chính bác phải tự giúp mình. Không sao, mới trồng lần đầu mà thiệt hại vậy cũng có kinh nghiệm rồi. Em nói thật đấy. Quan trọng là biết tại sao bị. Bạn Hoàng Khôi có nói rồi. Chắc chắn khâu hấp bịch chưa đạt, vì vậy mới nhiễm mốc đen đồng loạt, kể cả vi khuẩn. Bịch của bác có vẻ dư nước. Ngoài ra, bác trồng nhưng không nói rõ bịch nặng bao nhiêu, trộn bao nhiêu nước. Vì 300 kg mạt cưa ra 360 bịch vậy bịch nặng bao nhiêu, nước cho vào là bao nhiêu? Và mạt cưa khi mua về hàm lượng nước có trong mạt cưa là bao nhiêu? Trồng nấm là phải cân đong đo đếm tỉ mỉ, không áng chừng được. Lần sau bác có làm nhớ chú ý và phải hấp thật kỹ. Còn nấm chưa ra nên không biết gì để giúp. Đến đây em xin hết. 30/8/13
---
hoangkhoi1986
hôm nay mới nhìn thật kỹ mấy tấm hình và quy trình của bác, thứ nhất là lượng phân và dinh dưỡng đó chẳng nhiều nhặn gì nếu không muốn nói là ít. Thứ hai theo như hình thì tại sao bác không làm cổ bịch (bằng giấy hoặc cổ nhựa) mà lại để cục bông rồi cột dây thun như vậy, và làm như vậy thì tác hại đầu tiên là thiếu không khí cho meo nấm ăn (bác đừng nghĩ meo nấm không cần không khí, nó cũng là sinh vật nên cần không khí để trao đổi đấy) kế nữa là trong quá trình cấy meo mà bác làm bịch như vậy thì phải thao tác nhiều dẫn đến rất dễ nhiễm khuẩn cho meo và bông gòn (mà liệu bác có hấp bông cùng với bịch không đấy). Nhìn hình thì bịch của bác nước hơi nhiều, bác đóng bịch như vậy rất là lãng phí bịch vì chiều cao của cái bịch bác chưa tận dụng tối đa => dẫn đến tăng chi phí vì phải tăng số dây treo bịch, tăng số bịch, tăng diện tích nhà trại mà năng suất vẫn thế.
30/8/13
---
boyxulang279
Giúp đỡ ... em trồng nấm sò trên RƠM ... em ngâm rơm vào nước vôi và chỉ ủ rơm 2 ngày rồi đem băm ngắn, đóng túi vào lò hấp có được không a! .. liệu có đủ độ ẩm không ... em sợ ủ 7 ngày thì rơm sẽ bị mốc trắng lên a!...
12/9/13
boyxulang279
Bịch nấm sò khi mới rạch có nên tưới nước không a!......... em mới bị hỏng hàng loạt bịch nấm. Do bị thối đen hết tơ giống a!. Em đang nghi ngờ là do em tưới nước sớm quá khiến tơ giống bị chết, em chỉ tưới bằng bình phun sương mù và với liều lượng ít, chỉ để tăng độ ẩm...
---
hoangkhoi1986
Bác trồng trên rơm, ngâm với vôi rồi vô bịch hấp thì không vấn đề gì, vấn đề cần lưu ý là rơm lượng dinh dưỡng hơi ít, nếu bác không bổ sung thêm thì nấm ra năng suất rất kém. Thứ nữa là rơm ngâm rồi đi hấp bác coi chừng bị dư nước. Bịch sau khi rạch tối thiểu là 2 ngày sau mới tưới được, thông thường thời gian tưới tùy theo nhiệt độ và tốc độ meo nấm ăn, nhưng kinh nghiệm là khi bác rạch bịch rồi thì phần rạch nó sẽ có màu của rơm hoặc mạt cưa, hơi sẫm màu, khi nào vết rạch lành lại nó sẽ lại có màu trắng thì tưới được, Bác trồng vào mùa đông thì nếu nhiệt độ không dưới 15 độ thì được, dưới mức đó thì hơi ẹ, nói chung dao động trong khoảng từ 18 - 20 độ là tuyệt vời nhất, tai nấm ra dầy, cứng và rất đẹp.
12/9/13
---
boyxulang279
Chả là em cũng trồng nấm sò được vài vụ rồi. Trong suốt mùa hè thì nấm phát triển tốt 1 vốn 8 lời. Nhưng mà đợt này em trồng lại bị trục trặc 2 mẻ nấm bác Hoàng Khôi ạ.. Do đã làm khá nhiều nên cũng tích lũy được 1 chút ít kinh nghiệm............ Vấn đề Xoay quanh 2 mẻ nấm sò em bị hỏng gần đây... Các khâu em làm khá tốt, tỉ lệ bịch nấm mốc, hỏng, không mọc được chỉ chiếm dưới 2%... Được 20 ngày tơ nấm mọc kín đáy, em mang ra treo, ngày hôm sau em rạch bịch. Đợi thêm khoảng 5 ngày nữa em chưa thấy nấm ra. Nên em có dùng bình phun sương mù loại tưới cây cảnh ý . Nhưng chỉ tưới qua để tăng độ ẩm thôi. Dưới nền ximăng em có pha nước vôi tưới ướt hết, mái lán nấm em là mái proxjmang nên buổi trưa nào em cũng tưới tắm đầy đủ.. Dùng nhiệt kế, ẩm kế kiểm tra độ ẩm tốt, độ PH cũng được. Nhưng đến ngày thứ 6 kể từ lúc rạch bịch em thấy tơ nấm mọc thưa dần ở 1 số bịch, ở vết rạch tơ bị chết... Khoảng 8 ngày sau thì nấm bắt đầu mọc, nhưng lại không đồng đều và chỉ mọc lưa thưa 1 vài cụm. Và bịch nấm bị chết mất quá nửa số bịch. Cũng cùng đợt giống đấy em có trồng trên mạt cưa gỗ keo tai tượng. Lần này trên mùn cưa em không bổ sung thêm gì cả nhưng nấm vẫn phát triển tốt " mặc dù quả thể nhỏ hơn đối với trồng trên rơm" ......................... Em đang nghi ngờ 1 trong số nguyên nhân sau ạ.. Bác thấy em làm sai bước nào thì chỉ em với.
- Trước Khi treo bịch em có Phun thuốc sát trùng" loại tiêu độc chuồng trại dành cho gà, vịt".
- Em có phun thêm thuốc tẩm mùng, màn ý.. Loại này nó gi là chống muỗi, nhện, kiến, rán, bọ .
- Tưới nước quá sớm, cụ thể là rạch sau 5 ngày mới tưới.
- Do rơm, rạ em phơi chưa được khô.
- Nhiệt độ lên xuống thất thường giữa ngày và đêm " Vùng núi Miền Bắc chuyển từ Hè -> Thu".
- Cũng có thể là bị côn trùng phá, em mới phát hiện loại ruồi nhỏ thường bu ở đống cơm, cám lợn bị thiu. Nhưng em nghĩ độ phá hoại của nó không cao, và em cũng quây màn để khắc phục rồi. ........ Rất mong Bác HoangKhoi, Quân tử và 1 số bác khác giúp em tìm ra nguyên nhân để em khắc phục tình trạng này với ạ.
12/9/13
---
hoangkhoi1986
Bác nói thật hay nói giỡn đấy, một vốn tám lời cơ à, ngoài đó bán bán nấm giá bi nhiêu mà lời kinh thế. Ở trong này chỉ cần một vốn mà được hai lời thôi là tớ trồng nấm cũng có xe hơi đi rồi chứ chả cần một vốn tám lời như bác đâu. Vấn đề của bác thì đã qua mấy vụ được rồi mà giờ nó tiêu tùng thì là nguyên nhân lớn nhất là do cái thuốc xịt của bác rồi, bác xịt thuốc khử trùng chuồng trại là không nên rồi, lại thêm cái thuốc nhúng mùng nữa. Cái thuốc nhúng mùng em nhớ không lầm thì loại của Đức là Alfa cypermethin, của bộ y tế sản xuất cấp cho các cơ sở là Beta Cypermethin. Bác dùng loại nào thế, cả hai loại đều hầu như không có mùi. Còn cái con bác nói nó bay bay đó có phải là ruồi giấm không, để diệt ruồi dấm, nhện cắn bịch và sâu đục nấm, dòi nấm thì bác dùng Abamectin hoặc loại nào khác nhưng có cùng hoạt chất đó cũng được, pha đúng nồng độ hoặc nhạt hơn một chút xịt là ok. Bác muốn tăng năng suất thì pha thêm phân vô cơ vào, thêm chút cám bắp, cám gạo, vôi (dạng thường dùng trong thủy sản ấy) thì năng suất tăng lên bác phải ngạc nhiên đấy, tất nhiên là có giới hạn của nó, bác tìm hiểu kỹ hơn rồi sẽ tự chọn ra được mức nào là phù hợp nhất.
13/9/13
---
boyxulang279
Vâng!. Rất Cảm ơn bác Hoangkhoi đã chia sẻ, nấm sò ở chỗ em bán giá 50k/kg, nhiều lúc còn không đủ hàng để bán ạ. Cả Huyện của em không có ai trồng nấm nên cứ gọi là độc quyền đi, mà huyện khác cũng không có ai trồng nên nhiều lúc em có mang sang giao hàng ở bên đó. Cách nhau có 15km thôi. Ở tỉnh Lạng Sơn cũng rất ít người trồng. Do Nấm sò không bảo quản được lâu nên gần như là không có ai dám vận chuyển nấm từ tỉnh khách về huyện em tiêu thụ ạ. Làm nấm trên Rơm, rạ thì điạ phương em có rất nhiều không mất tiền mua nên không phải lo khâu nguyên liệu rồi.
Em chỉ mua túi nilong, giống của viện di truyền nông nghiệp HN thôi, còn vòi em dùng ống nhựa cắt ra, em cũng dùng chăn bông rách về làm nút bông luôn. Nên có thể giảm chi phí đến mức thấp nhất, thế nên em mới bảo với bác là 1 vốn 8 lời. Còn loại thuốc tiêu độc truồng trại kia em cũng nghi ngờ lắm, mùi của nó khá hôi. Vì chỉ có 2 đợt nấm bị hỏng em sử dụng loại thuốc đấy thôi, còn những lần đầu em chưa hề dùng. Còn loại thuốc tẩm mùng, màn đấy em không nhớ rõ tên. Nhưng mà đúng là loại thuốc được bộ y tế cấp phép, nó không có mùi. Em phun thuốc này trực tiếp lên bịch trong thời gian ủ nấm. Lán nấm của em cũng bị khá nhiều loại sâu bọ phá hoại mà e vẫn chưa tìm ra cách tiêu diệt hiệu quả ạ, chỉ là phòng chống được phần nào đó thôi...
+ Có bọ cánh cứng nhìn nó như con đom đóm ý ạ, đập ra nó cũng có mùi như thế. Khi chạm vào thì nó rơi tự do như kiểu nhảy lầu tự tử ý. Loại này cường độ phá hoại không cao.
+ Giòi nấm! Loại này thì phá hoại thôi rồi. Phát triển cực nhanh luôn, trong vòng 24h mà chưa hái nấm là coi như xong... Thấy có giòi em chỉ loại bỏ thôi chứ chưa có biện pháp nào để tiêu diệt loại này ạ! Nên xin bác chỉ giáo giúp. Nếu có phun thuốc thì dùng loại thuốc gì?, liều lượng ra sao?, có phun trực tiếp lên bịch nấm đang thời kỳ thu hoạch không? v.v... Còn đối với rơm thì em không dám trộn thêm phụ gia gì. Em đã thử trộn 1 lần trong lần đầu em trồng thử nghiệm và kết quả còn thấp hơn hẳn so với bịch em trồng trên rơm, vì khi phối trộn phụ phẩm mà không hấp kỹ là rất hay bị mốc..
Lò em tự xây bằng gạch loại lớn, 1 mẻ có thể chứa 2000 bịch!.. nhiệt độ không bao giờ đến 100 độ... Còn trồng trên rơm em dùng loại túi kích thước tiêu chuẩn, em rạch 6 nhát và chỉ thu đúng 2 lần thôi là em được 1kg/bịch rồi. Thu đủ em vứt luôn mặc dù vẫn biết là nó còn thu được khá nhiều nữa. Để lâu em sợ sâu bọ phát triển mạnh. Bịch rơm em chỉ hấp ở nhiệt 80~95 độ trong vòng 5 tiếng thôi ạ!. Khi hấp em có chúc ngược đầu bịch nấm xuống nên ít khi bị dư nước "khác hẳn trong sách dạy" mà kết quả thì vẫn thế. Tỉ lệ bị mốc hầu như là không có. Em còn rút được 1 kinh nghiệm nho nhỏ không biết có đúng hay sai nữa ạ!, là lúc cấy giống em chuyển vào trong bếp cấy. Bếp nhà em là bếp củi nên suốt ngày có khói hun khắp bếp nên em nghĩ bào tử nấm dại ở đây là rất ít ạ. Thực tế chứng minh số bịch hỏng của em chỉ chiếm dưới 2%.
NHỮNG LẦN ĐẦU THÀNH CÔNG LÀ THẾ ..
Cho đến khi mang bịch ra treo em nghĩ chắc là thành công. Ấy thế mà bịch nấm em cứ nhạt dần và bị chết hàng loạt. Giờ đây em đang rất hoang mang vì 2 lần cuối em đều thất bại thê thảm ạ. Đúng là 1 bài học xương máu khi chủ quan dùng các loại thuốc độc hại. Nếu dính phải thì người còn chết chứ đừng nói là nấm. Huhu
13/9/13
---
hoangkhoi1986
Nghe bác nói mà ham quá, em mà không vướng cái trang trại trong này là phi ra ngoài đó làm nấm rồi, giá nấm đó cộng với điều kiện nguyên vật liệu sẵn như thế và độc quyền vậy nữa thì một năm chắc em kiếm cả tỉ đồng là thường. Bởi lúc em làm ở trong này chỉ nho nhỏ thôi một ngày đã gần tạ rưỡi nấm tươi rồi. Nhưng giá chết giao mối dao động từ 8 - 10 ngàn/kg thôi mà ổn định là có lời rồi. Chứ giá đó thì em phát triển lên có mà chóng hết cả mặt đấy. Cái con giòi nấm đó thì bác phải xịt định kì một tháng hai lần là sẽ chẳng có con giòi nào hết, con giòi đó nó là ấu trùng của cái con giống như con cánh cam nhưng mà màu đen, nhỏ bằng cái đầu đũa ăn cơm thôi. Xịt định kỳ như thế nào và trước khi xịt phải như thế nào bác đọc lại mấy trang đầu em có viết rồi. Về thuốc xịt thì thế này, lúc bác vừa cấy meo xong xếp thành hàng để ủ thì phải xịt rồi, thuốc xịt lúc này là dạng thuốc có mùi mạnh nhưng thời gian cách ly ngắn, và đặc biệt là không phải thuốc diệt nấm nhá, thường các loại thuốc xịt bọ nhảy và sâu xanh, sâu tơ dạng xông hơi tiếp xúc là được nhưng phải pha loãng hơn nồng độ khuyến cáo trên chai một chút, chủ yếu lấy mùi để xua đuổi mấy con côn trùng bay bay sẽ làm nhiễm bệnh cho bịch. Được gần 30 ngày là bác treo lên, thường dây treo là bác treo dây 3 hay dây 4, nếu dây 3 thì rạch 3 đường, dây 4 thì rạch 4 đường thôi, rạch nhiều quá bịch sẽ nhanh hư, cục nấm ra sẽ nhiều nhưng nhỏ, tai nấm mỏng, khi vô bịch chở đi bán tai nấm sẽ bị nát nhìn mất thẩm mỹ và giảm chất lượng.
Khi đã thò tay hái nấm rồi thì được 10 ngày là bác xịt đợt thuốc đầu tiên, Abamectin cũng được nhưng pha loãng thôi nhé, thường thì 5 - 8cc cho một bình 16l, ngoài ra còn 2 - 3 loại thuốc sinh học nữa mà cái tên rắc rối em không nhớ, để em xem lại rồi gởi tên cho bác, không biết ngoài đó có bán không nữa. Sau đó thì cứ 15 ngày là xịt định kỳ lại. Bác cứ làm đúng vậy thì chẳng có một con giòi nào cả, bịch cũng sẽ hái được lâu hơn, lí do tại sao thì bác theo dõi thật kỹ rồi sẽ biết. Còn nếu bác muốn phát triển lớn hơn nữa, chẳng hạn như một ngày chừng 5 tạ nấm tươi thì bác cứ chuẩn bị kỹ càng tâm lý đi, vốn và cơ sở vật chất sẵn sàng rồi em tư vấn cho, miễn phí thôi. Chỉ mong bác làm được thì đóng góp kinh nghiệm cho cộng đồng làm nấm chung là được rồi.
14/9/13
---
boyxulang279
Thưa bác Hoàng Khôi. Sản lượng nấm hàng ngày của em chỉ cần được 1/2 trại nấm nho nhỏ của bác là em đã hạnh phúc lắm rồi.. Làm ít mà được giá còn hơn làm nhiều mà mất giá bác ạ!. 1,5 tạ nếu lên chỗ em bán thì người dân làm sao mà tiêu thụ hết với mức giá 50k/kg ( đấy là thương lái bán). Em bán giao có 45k thôi bác ạ!. Nấm ở trên em cung cấp cho các quán ăn cũng được coi là 1 món đặc sản đấy trong menu nhà hàng đấy ạ. Dạo này có 1 số nhà muốn đặt mua khoảng 30 đến 40kg nấm về làm món phụ trong cỗ cưới mà em không có bác ạ!, nhiều lúc nhà hàng đến lấy nấm bất ngờ làm em thất hứa giao nấm với một người bán rau củ... Sáng nay em loanh quanh tìm ở các cửa hàng bán thuốc BVTV nhưng mà không có loại thuốc sinh học như bác nói, mà cũng không có thuốc trừ sâu sinh học bán nữa, người dân trên em quen sử dụng thuốc hoá học rùi. Vì giá thành thấp, hiệu quả cao. Em còn được một số chị bán thuốc khuyến cáo là trồng nấm không nên sử dụng thuốc trừ sâu cả hoá học lẫn sinh học. Vì có rất nhiều loại thuốc sinh học bị làm giả nên rất nguy hiểm cho nấm và người sử dụng nấm ạ.. Thế là em về lên mạng tìm hiểu một số biện pháp phòng chống và diệt sâu bọ, côn trùng theo phương pháp dân gian. Cuối cùng em cũng tự thiết kế ra một cái bẫy côn trùng cực kỳ đơn giản và hiệu quả hết sức bất ngờ.
15/9/13
---
hoangkhoi1986
Nấm cấy meo từ chỗ nào thì meo bắt đầu ăn từ chỗ đó ra, còn kiểm tra hàng ngàn đến hàng chục ngàn bịch nấm mà dùng thiết bị kiểm tra thì có mà chết, vừa mất công mà vừa nhanh hư máy lại vừa không kinh tế lại vừa lâu mất thời gian nữa. Kiểm tra tốt nhất là kiểm tra độ ẩm, pH lúc còn là đống ủ, khi đã đạt rồi thì vào bịch và hấp, và cách kiểm tra nhanh nhất là dùng tay nắm một nắm nguyên liệu đã phối trộn rồi. Khi nắm lại thả tay ra mà nguyên liệu vẫn giữ nguyên không rã ra là được, nếu rã ra là thiếu độ ẩm, nếu có nước rỉ ra giọt xuống là dư nước, nếu có nước ra ướt hết bàn tay thì cũng là dư nước, phải hiểu rõ như vậy. Vì khi đưa vào hấp bịch sẽ sẽ tiếp tục hút thêm nước từ hơi nước nóng trong lò hấp nữa. Chính xác nhất là khi phối trộn nên vừa đủ nước hoặc hơi thiếu một chút xíu, khi hấp xong bịch sẽ tự nhiên đủ độ ẩm. Cái quan trọng nữa là khi hấp xong rồi cấy meo, nếu như trại ủ nhiều gió quá và không khí ở nơi ủ khô thì bịch sẽ vẫn bị thiếu nước trong quá trình này và thường thì bịch sẽ chỉ ăn meo được từ 50% - 80% là đứng nếu trong quá trình ủ gặp tình trạng quá khô. Dễ biết nhất là bịch phôi đó sẽ có màu "tươi sáng" hơn các bịch khác và cầm lên thấy nhẹ tênh.
25/5/14
---
Tuấn Bi
Tình hình là mình ko trồng nấm sò mà mình trồng nấm rơm.... Có bác nào trồng nấm này chưa cho mình hỏi tí: "Chuyện là nấm rơm bt 10-15 ngày là thu hoạch, còn mình trồng gần 1 tháng rồi vẫn chưa ra chỉ có mấy cái nụ nhỏ màu trắng trắng". Có bác nào biết vì sao không?
---
hoangthuy.ts49
Bác theo dõi thêm vài ngày nữa, nếu nó lớn lên hình nụ nấm thì ổn. Chắc do bác bỏ ít giống quá.
10/11/14
---
Tuấn Bi
Gần 30 ngày mới lên nấm, giống mình bỏ 7-8 bịch cho liếp 2.5m x 20cm x 30cm mình thấy nhiều mà. 13/11/14
---
hadao1984
Các bác giúp em với, nấm sò của em tự làm bằng mùn cưa và rơm, bịch phát triển rất tốt, trắng hết bịch nhưng khi nấm mới nhú ra đã đã bị vàng, mốc, thối hết, vết rạch nào cũng ra nhưng tỉ lệ được thu hoạch rất thấp. Bác nào biết nguyên nhân thì giúp em với, em đang tập tành thôi.
11/12/14
---
Nguyễn Ngọc Toàn
Chắc do trời lạnh quá + thiếu ẩm đấy bạn, nấm nhà mình mới ra đợt nóng ấm khoảng sau 20/11 ra rất đều, đẹp, nhưng mấy hôm nay một số bịch cũng bị vàng và khô hết mầm. Ngày ấm hơn tạ mà mấy ngày nay có 30kg. Buồn ghê.
11/12/14
(nguồn: agriviet.com)

Tag:

Hiện: 1 người đang truy cập
Tổng cộng: 20236 lượt
Pair of Vintage Old School Fru